MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 96

nhiên. Họ biết rằng họ đóng trò, họ không bị cái ảo tưởng quyền thế, chức
tước, tư sản, tiền tài mê hoặc; những cái đó tới thì họ cũng nhận nhưng
không cho mình là vì có nó mà khác những những người thường

[7]

.

Chính những bậc tinh thần vĩ đại đó mới sống giản dị trong đời tư. Không
có gì biểu thị cái trí óc hẹp hòi, nhỏ mọn bằng thái độ một anh chàng cạo
giấy tự cho mình là tôn quí, hoặc một chú trọc phú mới phát mà khoe châu
bảo, hoặc một văn sĩ còn ấu trĩ tưởng mình đã vào hàng bất tử mà đâm ra
kiểu cách, không tự nhiên, giản dị nữa.

Bản năng đóng trò của ta thăm căn cố đế đến nỗi chúng ta thường quên
rằng còn có một đời sống thực để sống ngoài cái đời trên sân khấu. Vì vậy
chúng ta cặm cụi, hổn hển làm việc, không phải sống cho chúng ta, hợp với
bản năng của ta mà để được xã hội tán thành; chúng ta y như những “cô gái
già may áo cưới cho người”
trong câu tục ngữ Trung Hoa ( Vị tha nhân tác
giá y thường

[8]

).


3. NGẠO ĐỜI, TỰA NHƯ NGU ĐỘN VÀ ẨN DẬT: LÃO TỬ


Thực là ngược đời, cái triết học “giảo hoạt” của Lão Tử lại sản sinh ra cái lí
tưởng cao thượng nhất về hoà bình, khoan dung, giản phác và tri túc. Giáo
huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật,
xử thế nên nhu nhược và tính tình nên giản phác. Ngay đến nghệ thuật
Trung Hoa, từ thi ý, ảo tưởng đến những lời tán tụng đời sống bình dị của
tiều phu, ngư phủ, cũng không thể thoát li triết học đó mà tồn tại. Nguồn
gốc chủ nghĩa hoà bình của Trung Hoa là do cái quan niệm chịu nhận sự
thất bại tạm thời để đợi thời cơ thuận tiện, và do lòng tin rằng vạn vật trong
vũ trụ đều tuân cái luật vận hành phản phục; do đó không một kẻ nào vĩnh
viễn chiếm được ưu thế, mà cũng không có kẻ nào vĩnh viễn “u mê” bao
giờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.