----
Tôi đã thấy già nửa kiếp phù sinh này rồi.
----
Chữ “nửa”đó có công dụng vô biên.
----
Có hưởng nửa tuổi trời rồi mới cảm được hết cái vui nhàn nhã,
----
Trong một thế giới rộng rãi triển khai giữa trời và đất.
----
Sống ở nơi nửa thành thị nửa thôn quê,
----
Có vườn tược ở nửa đường lên núi, nửa đường xuống sông.
----
Nửa đọc sách, nửa làm ruộng, nửa buôn bán,
----
Nửa là kẻ sĩ, nửa là bà con với bình dân.
----
Có những đồ dùng nửa nhã nửa thô;
----
Có ngôi nhà nửa đẹp nửa xấu;
----
Quần áo nửa mới nửa cũ,
----
Thức ăn nửa phong nửa kiệm,
----
Người ở nửa khéo nửa vụng,
----
Vợ nửa chất phác nửa khôn lanh.
----
Tâm tình tôi nửa Phật nửa Thần tiên,
----
Tên tuổi nửa vinh hiển nửa tối tăm.
----
Một nửa nghĩ tới Trời,
----
Còn một nửa lo việc nhân gian,
----
Nửa tính việc để ruộng, lẫm lại cho đời sau,
----
Nửa nghĩ tới lúc thình lình chầu Diêm Vương.
----
Uống rượu nửa say mới thú,
----
Ngắm hoa thì bán khai mới đẹp.
----
Thuyền giương nửa buồm mới khỏi lật,
----
Ngựa ghì nửa cương mới yên ổn.
----
Có không đầy một nửa thì mới có thêm,
----
Có quá một nửa thì hoá chán và lo lắng.
----
Cuộc đời trăm năm nửa vui nửa khổ,
----
Thì hưởng một nửa là thích đáng hơn cả.
Đem cái triết học lánh đời của Đạo giáo dung hoà với cái triết học tích cực
của Khổng giáo thì thành một triết học trung dung. Con người đã sinh ở