MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 107

Ngày nay người ta coi ông là một kiểu mẫu yêu đời hoàn toàn vì tuy ông
phản kháng những dục vọng trần tục nhưng vẫn không lánh đời mà lại
khiến cho thất tình điều hoà được. Gần hai thế kỉ, chủ nghĩa lãng mạn trong
văn học và triết học nhàn tản của Đạo giáo phối hợp với triết học tích cực
của Khổng giáo mới sản sinh được một nhân cách như vậy. Trong con
người ông, ta thấy triết học tích cực mất tính cách tự mãn tự đại, triết học
lánh đời mất tính cách chống đối chua chát, và lần đầu tiên, sự minh triết
của loài người đạt tới mức thành thục hoàn toàn trong một tinh thần trào
lộng mà khoan hoà.

Theo tôi, ông đại biểu cho cái đặc chất kì dị của văn hóa Trung Hoa, tức
một tinh thần vừa trọng tình dục vừa ngạo nghễ, vừa trọng linh tính mà
không khổ hạnh, trọng vật chất mà không say đắm nhục dục, điều hoà được
thất tình và tâm linh. Vì triết gia lí tưởng là người biết ngắm cái đẹp của
phụ nữ mà không thô tục, yêu đời nhưng không quá độ, coi sự thành công
và thất bại chỉ là hư ảo, có thể thoát li được nhân sinh mà không cừu thị nó.
Vì ông đã đạt được sự điều hoà tâm linh đó nên không có một chút gì xung
đột nội tâm, và đời sống của ông tự nhiên như thơ của ông vậy.

Ông sinh vào khoảng cuối thế kỉ thứ tư, cháu bốn đời một học giả danh
tiếng

[24]

. Ông cố ông thường mỗi sáng khiêng một đóng gạch lại một nơi

khác rồi chiều lại khiêng trở về chỗ cũ, để vận động cơ thể cho khỏi làm
biếng. Hồi trẻ, nhà thì nghèo, cha mẹ thì già, ông làm một chức quan nhỏ ở
châu quận, được ít lâu từ quan về cày ruộng, vất vả mà mang bệnh. Một
hôm ông nói với thân thuộc bạn bè: “Nếu bây giờ tôi đi đàn ca dạo để có
tiền sửa sang vườn tược thì có nên không?”. Một người bạn nghe được lời
đó, tiến cử ông làm chức tri huyện Bành Trạch. Ông vì thích uống rượu,
nên ra lệnh rằng ruộng trong huyện phải trồng lúa nếp hết, nhưng vợ ông
thấy như vậy quá đáng, xin ông, ông mới bằng lòng cho một phần sáu số
ruộng được trồng những giống lúa khác. Sau, nhân trên quận sai một viên
đốc bưu

[25]

đến huyện, nha lại trình với ông nên đeo đai ra đón, ông than:

“Ta có thể nào vì năm đấu gạo (tức số lương) mà phải khom lưng như vậy”,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.