MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 11


Ngô Văn Long, trong bài giới thiệu cuốn Sống đẹp đăng trên trang

http://www.sachhay.com/book/20080328519/song-dep.aspx

, viết như sau:


“Đọc quyển này rồi thì có thể sau đó các bạn sẽ nghĩ khác đi, thậm chí sẽ
sống hơi khác đi một chút.


Lâm Ngữ Đường là học giả Trung Hoa từng học ở Harvard, Leipzig, sống
cùng thời với những tên tuổi như Hồ Thích, Lỗ Tấn, sau qua sống ở Mỹ,
viết nhiều sách bằng tiếng Anh giới thiệu Trung Hoa với phương tây.


Một trong mấy cuốn đó rất nổi tiếng là
The Importance of Living, bàn về
cách sống, triết lý sống, tác giả thường so sánh hai nếp sống Mỹ và Trung
quốc, tôi nghĩ các bạn, đặc biệt các bạn sống ở nước ngoài, có dịp nên đọc
thử (…).


Nguyễn Hiến Lê dịch cuốn này năm 1964, còn Lâm tiên sinh thì viết từ
1937, ở New York lận. Nguyễn Hiến Lê không có bản tiếng Anh, ông dịch
theo bản tiếng Hoa và bản tiếng Pháp. Nhưng nhờ vậy bản tiếng Việt rất
hay vì văn phong cổ kính theo kiểu phương Đông, không có “tây” quá, đặc
biệt các nhân danh địa danh đều là từ ngữ Hán Việt quen thuộc, không có
mấy ông Confucius, Laot’su, hay Pekin với Beijin mà chỉ có Khổng tử, Lão
tử, Bắc Kinh thôi”.


Về các nhân danh, địa danh, có lẽ ông Ngô Văn Long muốn nói rằng trong
Sống đẹp không có những tên bị “Tây hoá” như ngày nay ta vẫn thỉnh
thoảng thấy trên báo chí tiếng Việt vì tôi tin rằng ông Long cũng biết rõ cụ
Nguyễn Hiến Lê đâu có chịu giữ nguyên các tên Confucius, Laot’su,
Peking, Beijing trong nguyên tác mà không chuyển ra “từ ngữ Hán Việt
quen thuộc”. Hơn nữa, nếu như trong Đắc nhâm tâm, cụ Nguyễn Hiến Lê
cho bà Druckenbroad và ông Webb như người Việt, một người nuôi gà tàu,
một người nuôi gà ta

[2]

; thì trong Sống đẹp, cụ cho ta cái cảm tưởng rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.