như sự vỗ cánh tự nhiên đối với loài chim vậy; nó phải là một tình cảm phát
thẳng từ tâm hồn ra, một tâm hồn tiếp xúc với tự nhiên. Một người thật sự
yêu cây cối không thể nào độc ác với loài vật hoặc với đồng bào được.
Trong một tâm hồn hoàn toàn lành mạnh, thì sự nhân ái là tự nhiên, không
cần cầu viện tới một triết học hay một tôn giáo nào cả.
Chủ nghĩa duy vật đã bị người ta hiểu lầm, hiểu lầm quá lắm. Tôi xin
nhường lời cho George Santayana
, một người tự cho là “một kẻ theo
chủ nghĩa vật chất – kẻ độc nhất còn sống mà theo chủ nghĩa đó”; nhưng
cũng chính là người mà chúng ta đều biết là hiền từ có lẽ vào bực nhất
trong thế hệ hiện nay. Ông bảo chúng ta sở dĩ có thành kiến về chủ nghĩa
duy vật vì chúng ta đứng ở ngoài mà xét nó; và muốn hiểu nó, cũng như
muốn hiểu một triết học, một tín ngưỡng, một nước nào, phải đứng ở trong
mà xét, phải sống trong cái thế giới mới đã. Theo ông một người thực duy
vật thì luôn luôn là một triết gia tươi cười, vị tha như Démocrite, mà bọn
chúng ta, “miễn cưỡng duy vật”, duy vật mà vẫn theo chủ nghĩa tinh thần,
mới là sống một đời duy vật ích kỉ, mới hướng về trí lực một cách vụng về
và không biết cười.
Ông nói:
“Nhà chân duy vật đứng trước vũ trụ, một cơ cấu tự nó có thể biến đổi
thành những hình trạng tuyệt diệu, tuyệt mĩ, lại có thể tạo nên những nhiệt
tình rất phấn khởi, tất thấy một nỗi vui tinh thần y như người đi thăm một
viện bảo tàng vạn vật học, đứng ngắm hàng ngàn những con bướm nằm
trong hộp, những con hồng hạc, con tôm, con cua, con voi thời cổ, con tinh
tinh (gorille). Trong cái đời sống vô số lượng đó, tất có nhiều đau khổ,
nhưng rồi cũng vượt được; mà trong lúc đó, cảnh vũ trụ đẹp đẻ biết bao,
những hỗ tương động tác thú vị biết bao, còn những đau khổ nho nhỏ
không sao tránh được kia, xét ra có đáng kể gì đâu.
“Chủ nghĩa duy vật phải gây được trong một bộ óc lành mạnh, một tình