MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 134


Tôi cho rằng nghệ thuật, thi ca, tôn giáo chỉ nên nhắm mục đích này là rán
làm cho chúng ta khôi phục được lại một thị giác mới mẻ, một sự hoan hỉ
lớn hơn và một ý thức lành mạnh hơn về nhân sinh. Vì chúng ta càng già
thì giác quan của ta càng tê liệt đi, cảm xúc của ta càng chai lại vì đau khổ,
vì bất công, vì tàn nhẫn, và lối nhìn đời hoá ra sai lầm vì tiếp xúc quá lâu
với những thực tại lạnh lùng, thô bỉ. Nghệ thuật phải bồi bổ giác quan của
ta, tái lập sự liên hệ giữ lí trí và thể xác, phục hưng lại bản chất của ta. Một
thế giới có khoa học mà thiếu sự thông cảm, có sự phê bình mà thiếu sự
hân thưởng, có cái đẹp mà thiếu tình yêu, có chân lí mà thiếu nhiệt tình, có
luật pháp mà thiếu từ bi, có lễ độ mà thiếu sự ấm áp của con tim, một thế
giới như vậy quả thật đáng thương.

Phải coi trọng đời sống hơn tư tưởng, mới có thể tìm lại được cái mới mẻ,
cái tự nhiên trong chân kiến thức của trẻ em. Tôi tin tưởng các triết gia phải
xấu hổ khi nhìn một em bé hoặc một con sư tử con trong chuồng. Chân
cẳng, bắp thịt, bộ lông đẹp đẽ, cặp tai nhọn, cặp mắt sáng mà tròn và ý thức
về du hí của con vật đó, nhất thiết đều là những công trình tuyệt diệu của
hoá công. Các triết gia phải xấu hổ rằng đôi khi con người làm cho cái
tuyệt diệu của hoá công biến thành cái bất hảo, phải xấu hổ rằng con người
phải đeo kính, mất ăn mất ngủ, tâm trí thường âu sầu, không cảm thấy lạc
thú của đời sống nữa. Hạng người như vậy quả là vô dụng và những thuyết
họ đưa ra đối với chúng ta không có một giá trị gì cả. Chỉ có triết học nào
cho chúng ta một kiến giải đúng đắn về thiên nhiên, về bản tính của con
người, mới là một triết học hữu ích.

Triết học nào cũng phải đặt cơ sở trên sự điều hoà bản năng của con người;
nếu ta quá thiên về chủ nghĩa lí tưởng thì thế nào cũng bị thiên nhiên trừng
phạt. Theo Khổng giáo, con người đạt được lí tưởng cao nhất, đạt được sự
tôn nghiêm bằng cách sống hoà hợp với thiên nhiên, thuận với thiên nhiên,
và như vậy sẽ sánh được với tạo hoá. Đó là học thuyết của Tử Tư (cháu
đích tôn Khổng Tử) trong cuốn Trung Dung:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.