vợ có rượu không. Bà đáp: “Tôi có đấu rượu, cất đã lâu, đợi ông thình lình
dùng tới”. Thế là Tô đem rượu và cá cùng bạn đi chơi Xích Bích.
Trong bản tiếng Pháp bỏ đoạn này. Người Trung Hoa rất thích chuối vì
thứ đó hiếm.
Nguyên tác: “The green makes me feel tender toward the peaks, and the
red tells me there are oranges”. Nhưng trong bản Sinh hoạt đích nghệ thuật
đăng trên website Sina lại là:
青惜峰峦过, 黄知橘柚来 (Thanh tích phong
loan quá, Hoàng tri quất dữu lai). Xem thêm bài Phóng thuyền trong Phụ
lục 2. (Goldfish).
Một truyện ngắn của Đỗ Quang Đình, đời Đường, chép trong bộ Thái
Bình nguyên kí, kể chuyện một hiệp sĩ râu quăn (cầu nhiêm khách) và Lí
Thế Dân. Truyện được nhiều người khen là hay nhất đời Đường. Coi bản
dịch ra tiếng Việt của Giản Chi đăng trong Nội san Bưu điện số Xuân Canh
Tí và bản viết lại ra tiếng Anh của Lâm Ngữ Đường trong Famous Chinese
Short Stories. [Có thể xem truyện Gã râu xòm tại
it.net/home/truyen/view.asp?act=6_3&lv=6&cid=1&sid=19&tid=21239
(Goldfish)]
Triết gia Mĩ gốc Y Pha Nho (1863-1952), tác giả nhiều cuốn viết về
triết học; ông theo chủ trương duy vật, cho rằng lí tưởng nào cũng phải có
một cơ sở tự nhiên; về luân lí, ông theo học thuyết Aristote.
Lâm Ngữ Đường dịch là “the innersell” (cái ở trong con người).
Lâm dịch là “illustrious way” (con đường rực rỡ).
Đoạn này ở trong chương I sách Trung Dung.
Chữ thành ở đây không phải chỉ có nghĩa là thành thực, mà còn hàm
cái nghĩa theo tự nhiên, không hư nguỵ. Lâm dịch là “being one’s true seft”
cũng là nghĩa đó.