trong sáng, gió nhẹ lâng lâng, ngẩng nhìn vũ trụ mênh mông, cúi xem vạn
vật muôn vẻ, phóng tầm mắt, mở cõi lòng, đủ để hưởng hết cái thú của tai
mắt, thật là vui vậy.
“Người ta cùng củi ngửa ở trong đời, có người đem cái hoài bão của mình
ra đàm đạo với bạn bè trong một nhà, có kẻ gởi tấm lòng ở một sự tình gì
mà phóng lãng ở ngoài hình hài, tuy hai hạng người đó thủ xả, tĩnh động
khác nhau, nhưng đương lúc vui gặp thời, tạm đắc ý với mình thì đều khoan
khoái tự túc mà chẳng hay cái già sắp tới. Kịp đến khi mỏi mệt, tình ý theo
sự thể mà thay đổi thì đều sinh ra cảm khái. Cái mà trước kia vui trong lúc
cúi ngửa đã thành ra vết cũ mà nay nhớ lại, lòng không thể không hoài
cảm. Huống đời người dài ngắn do trời, nhưng đều qui về cõi chết cả. Cổ
nhân nói: “Tử sinh đều là việc lớn”, há chẳng đau lòng!
“Mỗi khi xét người đời xưa cảm khái như in với người đời nay, không lần
nào đọc văn người trước mà không than thở buồn rầu, trong lòng không
hiểu tại sao. Cho hay bảo tử sinh cũng như nhau là lời hư ngoa; bảo Bảnh
Tổ không hơn vì kẻ chết yểu là lời nói láo. Người đời sau nhìn lại đời bây
giờ cũng như người bây giờ nhìn lại đời xưa, buồn thay!
“Vì vậy tôi chép lại truyện người trong tiệc, sao lục thơ họ làm, tuy đời và
việc đều khác, nhưng lẽ sở dĩ cảm khái thì là một. Người đời sau đọc bài
này chắc không khỏi bùi ngùi” (Tới dây mới hết bài Lan Đình tập tự)”.
Biết rằng có lúc mình sẽ chết, sẽ tắt như ngọn nến, cảm giác đó thật quí vì
nó làm cho ta hoá ra nghiêm trang, hơi buồn, và nhiều khi lại còn nẩy ra thi
ý nữa; nó bắt ta an phận, rồi sắp đặt sao để có thể sống một cách hợp lí, một
cách chân thực mà không quên giới hạn của ta. Nó tạo cho ta sự an ổn trong
tâm hồn vì ta đã chịu nhận trước cái xấu nhất có thể xảy ra rồi. Xét về tâm
lí, tôi cho rằng cảm giác “kiếp người có hạn” đó giải phóng sinh lực cho ta.
Khi thi nhân và dân chúng Trung Hoa hưởng lạc thì trong tiềm thức họ cảm