bài thơ dưới đây:
----
“Tóc trắng lại thêm vài trăm cọng,
----
Mấy lần nhổ hết, nó lại mọc.
----
Chẳng bằng đừng nhổ, cho nó trắng,
----
Tranh đấu làm chi cho thêm mệt”.
Người ta cho một đàn bà lí tưởng là thiếu nữ diễm lệ, thân thể hoàn toàn
cân đối; tôi cho rằng đàn bà không lúc nào đẹp bằng lúc cúi trên cái nôi,
không lúc nào tôn nghiêm bằng lúc bồng con, và không lúc nào sung sướng
bằng nằm trên giường ôm con mà giỡn với nó. Có thể tôi có mặc cảm về
mẫu tính, nhưng không sao, vì mặc cảm tâm lí đối với một người Trung
Hoa không khi nào có hại cả. Nhưng tôi nghĩ rằng quan niệm của tôi về phụ
nữ là do ảnh hưởng của lý tưởng về gia đình của dân tộc tôi .
4. LÍ TƯỞNG VỀ GIA ĐÌNH CỦA TRUNG HOA
Theo tôi, chương về Sáng tạo trong Sáng Thế Kí
cần phải viết lại. Trong
truyện Hồng Lâu Mộng
, nhân vật chính là Giả Bảo Ngọc, một thanh
niên được chiều chuộng, đa cảm, thích gần gũi đàn bà và rất phục các chị
em họ diễm lệ của chàng, hận rằng mình trót sinh làm nam nhi, có lần nói
rằng đàn bà do nước tạo thành, còn đàn ông do đất sét tạo thành, vì đàn bà
đều linh lợi, thông minh, kiều mị, khả ái như các cô chị em họ kia, còn đàn
ông như chàng thì xấu xa, ngu độn, thô lỗ, tàn bạo. Nếu tác giả Sáng Thế Kí
là Bảo Ngọc thì chuyện Sáng tạo chắc đã khác: Thượng Đế lấy một nắm
đất sét, nặn một hình người, hà hơi vào mũi và thành Adam (thuỷ tổ của
đàn ông). Nhưng không bao lâu Adam nứt nẻ, rớt thành từng miếng.
Thượng Đế bèn lấy một chút nước, nặn lại cục đất sét và cái nước thấm vô
thân thể Adam đó, Thượng Đế gọi là Eve (thuỷ tổ của đàn bà), như vậy nhờ
có Eve mà sinh mệnh của Adam mới hoàn thành. Theo tôi, đó ít nhất cũng