MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 162

là ý nghĩa của hôn nhân. Đàn bà là nước, đàn ông là đất sét, nước thấm vào
đất sét mà thành hình; đất sét giữ nước, mà nước lưu động, sinh hoạt được
trong đất sét, nên mới có cụ thể.

Đời Nguyên, có một hoạ sư danh tiếng là Triệu Mạnh Phủ; bà vợ họ Quản
cũng là một hoạ sĩ danh tiếng cũng đã dùng thí dụ nước và đất sét đó tả tình
vợ chồng. Lúc hai ông bà đã đứng tuổi, lòng yêu vợ của ông giảm đi, ông
muốn cưới một người thiếp. Bà làm bài từ khúc nhỏ này, ông rất cảm động
và thôi không nghĩ đến việc nạp thiếp nữa:

---

“Anh của em, em của anh,

---

Giữa chúng ta tình cực đậm đà,

---

Cho nên nhiều khi nồng như lửa.

---

Lấy một nắm đất sét,

---

Nặn thành hình anh,

---

Đắp thanh hình em.

---

Rồi đạp phá cả hai hình chúng ta, nhào chung lại,

---

Lại nặn thành hình anh,

---

Lại đắp thành hình em.

---

Trong chất đất của em có anh,

---

Trong chất đất của anh có em,

---

Anh với em, sống thì đắp chung mền,

---

Mà chết thì liệm chung quách”.


Ai cũng biết đời sống và xã hội Trung Hoa lấy gia đình làm cơ sở. Lí tưởng
về gia đình đó do đâu mà có? Câu hỏi đó ít ai đặt ra, vì người Trung Hoa
cho điều đó là cố nhiên rồi; còn người ngoại quốc thì không đủ tư cách để
giải đáp. Người ta biết rằng Khổng Tử đã cho chế độ gia đình là căn bản
triết học, đã đặc biệt chú trọng tới quan hệ vợ chồng, coi nó là giềng mối
của những quan hệ nhân loại, đã đề cao đức hiếu, sự thờ phụng tổ tiên.

Lí tưởng về chế độ gia đình hiển nhiên chống với lí tưởng về chủ nghĩa cá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.