MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 165


Cũng do đó mà Trung Hoa có nhiều đàn bà goá chịu ở vậy gian nan cực
khổ suốt đời nuôi con nhỏ, hi vọng sau này nó thành người, làm vẻ vang
cho tổ tiên.

Một quan niệm về gia đình như vậy đáng gọi là thoả mãn vì nó để ý tới tất
cả các trạng thái của con người về phương diện sinh vật học; nên Khổng Tử
đặc biệt chú ý tới nó. Chính thể lí tưởng của ông có nhiều sinh vật tính một
cách dị thường. Ông bảo: “Người già được sống yên ổn, trẻ em được săn
sóc

[11]

, trong không có thiếu nữ ế chồng, ngoài không có con trai không

vợ” (Lão giả an chi, thiếu giả hoài chi; nội vô oán nữ, ngoại vô khoáng
phu). Đó là mục đích tối hậu của chính trị, chứ không phải chỉ là một chi
tiết đâu. Triết lí nhân tính đó được coi là thứ triết lí đạt tình. Khổng Tử
muốn rằng tất cả thiên tính của con người đều được thoả mãn, có vậy mới
được yên ổn về đạo đức mà sự yên ổn về đạo đức mới thật sự là sự yên ổn.
Đó là một thứ chính trị lí tưởng, mục đích là không cần dùng chính trị mà
cũng trị được dân, vì khi nào bản tâm của con người được an ổn thì xã hội
mới ổn định .

5. HƯỞNG LẠC DƯ NIÊN


Theo tôi hiểu thì chế độ gia đình Trung Hoa đặc biệt chú trọng tới trẻ em và
người già; vì tuổi trẻ và tuổi già chiếm nửa đời sống của ta, cho nên hai tuổi
đó đều cần được cuộc sống vừa ý. Trẻ em yếu đuối hơn người già, không
thể tự săn sóc lấy được, nhưng chúng lại không cần nhiều tiện nghi vật chất
như người già. Một em nhỏ ít cảm thấy những thiếu thốn về vật chất cho
nên một đứa bé nhà nghèo thường thấy sung sướng ngang một đứa bé nhà
giàu, nếu không phải là hơn. Nó có thể đi chân không mà thích hơn đi giày
dép, còn người già mà phải đi chân không thì khó chịu và khổ tâm lắm.
Thỉnh thoảng nó cũng có những nỗi buồn thoáng qua, nhưng rồi nó quên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.