Chú thích:
Chữ trong Cung Oán Ngâm Khúc: Ý cũng sắp ra ngoài đào chú.
Khoa học cải lương nhân chủng học bằng cách đào thải những giống
xấu, mà bảo vệ, cải thiện những giống tốt.
Trong đó như vầy: Thượng Đế tạo ra Đàn ông trước, rồi mới lấy vẻ đẹp
của hoa, tiếng hót của chim, màu sắc của cầu vòng, sự mềm mại của gió, sự
giảo hoạt của loài hổ, sự vô thường của mưa… tạo nên Đàn bà; rồi cho làm
vợ Đàn ông. Đàn ông mừng lắm, dắt Đàn bà đi. Nhưng ít lâu sau, đem trả
lại Thượng Đế vì chịu Đàn bà không nổi. Thượng Đế bằng lòng, thu Đàn
bà về. Ít lâu sau, Đàn ông lại xin Thượng Đế trả lại, vì vắng Đàn bà sống
không nổi. Thượng Đế lại chiều lòng trả lại. Lần thứ ba, lại trả Thượng Đế,
Thượng Đế cũng chịu. Lần thứ tư, lại xin lại, Thượng Đế cũng chịu nhưng
bảo: Từ nay vui khổ thì chịu lấy, đừng quấy rầy ta nữa. Lần này là lần cuối
cùng đấy.
Nguyên văn là Sex appeal, một danh từ Mĩ không thể dịch ra tiếng Pháp
hoặc ra tiếng Việt được: nó tựa như tiếng charme của Pháp hoặc tiếng
duyên của ta nhưng hàm nghĩa gợi tình hơn, gần như gợi tính dục nữa. Bản
Trung Hoa dịch là tính đích hấp dẫn (sự hấp dẫn của nữ tính).
Hồi tác giả viết cuốn này. Nay đã khác.
Chương trong Thánh kinh về sự sáng tạo thế giới.
Tiểu thuyết tả chân danh tiếng nhất đời Thanh, của Tào Tuyết Cần
(1719-1764).
Hiệu Tập Trai (1635-1704), một triết gia trong phái kinh học đời Thanh:
nghiên cứu thẳng các kinh truyện, chứ không theo Hán học hay Tống học.
My country and my people. Cuốn này rất nổi danh, giới thiệu Trung Hoa
với Âu Mĩ.
Nghĩa là sinh mệnh truyền đời nọ đến đời kia liên miên bất đoạn, như
những đợt sóng trên một dòng nước. [Nguyên văn tiếng Anh là: “stream-of-
life”. (Goldfish)].