MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 222

trồng chuối để mời mưa, trồng liễu để mời ve”. Người ta yêu cây thì yêu cả
tiếng chim hót trên cây, yêu đá thì yêu cả tiếng dế gáy bên đá, vì có cây thì
có chim hót, có đá thì có dế gáy. Người Trung Hoa thích nghe tiếng ếch,
nhái, tiếng dế, tiếng ve hơn là yêu mèo, chó và các loài gia súc khác. Tất
của các loài động vật chỉ có hạc là được quí ngang với tùng và mai, vì nó
cũng tượng trưng cho sự ẩn dật. Cao sĩ nào thấy một con hạc hoặc một con
cò trắng, thanh khiết, ngạo nhiên độc lập ở trong một cái đầm hay hồ vắng
vẻ cũng ước ao được biến thành loài hạc.

Trịnh Bản Kiều, trong một bức thư viết cho em, khuyên đừng nhốt chim
trong lồng, vì chúng ta nên dung hoà với thiên nhiên mà vui với vạn vật:

“Anh bảo em không nên nhốt chim trong lồng không phải là vì anh không
yêu chim, mà vì có một cái đạo yêu chim, nuôi chim. Muốn nuôi chim thì
không gì bằng trồng vài trăm cây chung quanh nhà để chim tới đó tìm lá
xanh bóng mát mà làm tổ. Như vậy, sáng sớm, tỉnh dậy, còn trăn trở trên
giường, chúng ta đã được nghe tiếng chim ríu rít như khúc hoà tấu trên
thiên cung. Tới khi khoát áo, xuống giường rồi, rửa mặt xúc miệng uống tà,
thấy nó vỗ cánh rực rỡ, bay qua bay lại, mắt ta nhìn theo không kịp; cái vui
nhìn chim trong lồng sánh đâu được với cái vui đó? Lạc thú ở đời phải do
cái quan niệm coi vũ trụ là một khu vườn, sông ngòi là những cái vũng, mà
vật nào cũng được vui sống hợp với bản tính của nó; lạc thú đó mới thật
lớn, gấp bao lần cái thú vui nhìn chim lồng cá chậu !”
.

5. BÀN VỀ HOA VÀ HÁI HOA


Tiết này, bản tiếng Pháp bỏ, không dịch. Chúng tôi tóm tắt những đoạn tác
giả bàn về các loại hoa trồng ở nước ta hoặc thường được vịnh trong văn
thơ Trung Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.