MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 224

bị dì ghẻ đuổi đi, mà không gặp, sau chết, biến thành con đỗ uyên, suốt
ngày khóc đến nỗi nước mắt ra thành máu, và biến thành thuỷ tiên.

Bẻ hoa, cắm hoa cũng là một nghệ thuật đã phát triển ở Trung Hoa từ thế
kỉ mười một. Trong bộ
Phù Sinh Lục Kí, chương Nhàn tình kí thú, có một
đoạn bàn về cách bẻ hoa cắm hoa.

6. THUẬT CẮM HOA VÔ BÌNH CỦA VIÊN TRUNG LANG


Tiết này cũng không có trong bản tiếng Pháp. Viên Trung Lang, một tác giả
ở thế kỉ mười sáu, viết bộ Bình sử bàn về nghệ thuật cắm hoa vào bình,
được người Nhật rất thích, và ở Nhật có một phái, gọi là Viên phái, cắm
hoa theo phép của ông.

Đặc điểm của phép đó có thể tóm tắt trong mấy chữ như sau: “Nữ tì đứng
chung với cô chủ”
(tì chi phối chủ). Nguyên từ xưa, các gia đình giàu có ở
Trung Hoa có tục lựa một nữ tì để suốt đời phục vụ một thiếu nữ, thiếu nữ
về nhà chồng thì nữ tì cũng đi theo và có khi làm vợ bé cho ông chồng của
cô chủ nữa. Vì vậy nữ tì cần đẹp, thông minh, có khi được học chữ, học đàn
như chủ. Viên Trung Lang bảo cắm hoa trong bình cũng nên lựa một cành
làm “chủ”, một cành làm “tì”. Chẳng hạn hoa mai nên lấy hoa sơn trà là
“tì”, hoa cúc nên lấy hải đường mùa thu làm “tì”, hoa lựu nên lấy hoa tử
vi làm “tì”, hoa sen nên lấy hoa ngọc trâm làm “tì”...; Lâm Ngữ Đường
bảo chỉ cần biết nguyên tắc là “chủ” và “tì” phải hợp nhau, còn như đẹp
thế nào được làm “chủ”, thế nào phải làm “tì” thì chính Lâm cũng chịu
không giảng được. Vả lại tuy gọi là “tì” mà không có ý khinh miệt; “chủ”
với “tì” đều làm tôn vẻ đẹp của nhau lên.

Viên Trung Lang cho những người không biết đam mê một thứ gì là những
người đáng ghét; mà những người mê hoa là đáng mến nhất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.