Đoạn này với đoạn “B.- Vân” ở dưới là những cảnh ngắm trăng, ngâm
thơ, đánh cờ…, người phương Tây có thể cho là chứa ít nhiều tình điệu là
lạ; chúng ta trái lại, cho là thường, cho nên tôi lược bỏ tới non nửa.
Nghĩa là một nửa chỗ còn lại.
Bản tiếng Pháp dịch là Lac de l’Ouest (Tây hồ), bản tiếng Hán chép là
Lưỡng hồ (hai cái hồ). [Nguyên tác tiếng Anh là WestLake. (Goldfish).
Sách in là dừa, tôi tạm sửa lại là dưa. Nguyên tác là melon. (Goldfish).
Đê do Tô Đông Pha sai đắp, nên có tên từ đó.
Tức đêm mùng bảy tháng bảy âm lịch.
Tức: Cháu Trời, trỏ sao Chức nữ.
Câu này có lẽ do hai câu dưới đây của Lâm Bô đúc lại:
----
“Sơ ảnh hoành tà thuỷ thanh thiển
----
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn”
Nghĩa là: Bóng (mai) lưa thưa xiên ngang bên dòng nước trong và nông.
Hương thơm thoang thoảng động nhẹ dưới ánh trăng lúc hoàng hôn.
Lâm Bô tự Quân Phục, là một thi sĩ đời Tống, đồng thời với Âu Dương Tu.
Bài “Sơn viên tiếu mai thi” trong đó trích hai câu thơ trên được Âu Dương
Tu rất khen.
Chúng tôi còn biết hai câu thơ nữa vịnh mai, cũng rất hay, tiếc rằng không
nhớ tên tác giả:
----
“Nhất chi xung phá song tiền nguyệt,
----
Bất đáo La Phù mộng diệc hương”.
Nghĩa là: Một cành (mai) xung phá mặt trăng ở trước cửa sổ. Chẳng tới núi
La Phù mà mộng cũng thơm.
La Phù là một danh sơn ở Quảng Đông, tương truyền Cát Hồng, một văn sĩ
và triết gia đời Đông Tấn thành tiên ở núi đo.
Ta thấy vịnh mai, luôn luôn thi sĩ Trung Hoa khen cái thế đâm ngang của
cành cùng cái âm hưởng của hoa; lại tả thêm cảnh trăng hoặc người nữa.
[Ngọc Danh trong một bài luận về mai bảo rằng 2 câu “Nhất chi… mộng
diệc hương” là của Tô Đông Pha, và dịch thơ như sau: “Song trăng một
nhánh mai gầy/ La phù chưa tới hương bay mộng về”. (Goldfish)].
Sách in là “nghiền”, có lẽ là do chữ “ghiền” hoặc chữ “nghiện” in lầm