MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 248


Khổng Tử hình như đã cảm thấy rằng học mà không suy nghĩ thì hại hơn là
suy nghĩ mà không học, cho nên nói: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất
học tắc đãi”

[2]

. Chắc ông đã thấy nhiều đệ tử vào cái hạng đó (hạng chối

bỏ cái quyền phán đoán theo lòng mình) mới phát ra lời răn như vậy, một
lời răn rất ích lợi trong các trường học ngày nay. Ai cũng biết rằng chính
sách giáo dục và tổ chức học đường ngày nay chú trọng vào sự học cho
nhiều chứ không chú trọng vào sự suy nghĩ, biện biệt; coi sự nhớ nhiều tự
nó là một mục đích rồi, cơ hồ như hễ nhớ nhiều là có văn hóa cao. Nhưng
tại sao trong trường học người ta lại không trọng sự suy nghĩ? Tại sao chế
độ giáo dục lại đem sự vui vẻ truy cầu học vấn biến thành một sự nhồi sọ
máy móc, có qui củ đơn điệu, bị động như vậy? Tại sao ta lại coi sự học
trọng hơn sự suy nghĩ? Tại sao ta lại coi một cậu tú là có học vấn chỉ vì cậu
đã theo học đủ một số giờ đã qui định nào đó về các môn tâm lí, trung cổ
sử, luận lí và “tôn giáo”? Tại sao lại phân biệt trường này trường khác, đặt
ra bằng cấp này bằng cấp nọ, và làm sao mà học sinh lại coi trọng bằng cấp
hơn mục đích chân chính của giáo dục? Lí do rất dễ hiểu. Chỉ tại chúng ta
giáo dục thanh niên từng loạt một như trong xưởng máy người ta sản xuất
hóa phẩm từng loạt một, mà chính sách máy móc trong xưởng chỉ tạo được
những cái vô sinh khí. Muốn bảo hộ danh dự của trường và nhất luật hóa
các sản phẩm, người ta phải chứng thực sản phẩm bằng bằng cấp. Do đó
mà cần phải đặt ra các kì thi để cho điểm rồi sắp hạng. Tổ chức đó hợp lí
đến nỗi không ai thoát li được nó nữa. Nhưng kết quả thì tai hại không ai
tưởng tượng được. Vì tự nhiên người ta hóa ra coi trọng sự nhớ nhiều hơn
là sự phát triển khả năng giám thức, phán đoán. Tôi đã làm giáo sư và tôi
đã thấy rằng lập một bảng kê những câu hỏi về niên đại lịch sử dễ dàng hơn
là lập một bảng kê những câu hỏi về kiến giải, về trí thức phổ thông. Luôn
luôn ta nên nhớ lời Khổng Tử: “Đa kiến nhi thức chi, tri chi thứ dã” (Thấy
nhiều mà nhớ được, là thứ tri thức hạng thường)

[3]

. Không có đề tài gì mà

bắt buộc phải học, cũng không có sách gì – ngay cả đến kịch của
Shakespeare – là bắt buộc phải đọc. Học đường hình như có quan niệm ngu
xuẩn này là chúng ta có thể hạn chế một số tối thiểu đề tài về sử kí, địa lí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.