MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 255


Chúng ta buộc rằng nghệ phẩm nào cũng phải có “cá tính” mà cá tính đó
chính là cá tính, là tâm hồn, là tấm lòng của nghệ sĩ biểu hiện trong tác
phẩm. Thiếu cá tính đó, nghệ phẩm hóa chết, và không có một tài năng một
kĩ thuật tinh xảo nào có thể tiêm sinh khí cho nó được. Thiếu cá tính thì
ngay cái đẹp cũng hóa ra tầm thường. Tu dưỡng cá tính cho khả ái, đó là
điều căn bản trong nghệ thuật, vì làm gì thì làm, luôn luôn cá tính của ta
xuất hiện trong tác phẩm của ta.

Sự tu dưỡng đó có hai phương diện: đạo đức và nghệ thuật, cần có học vấn
và có nhã vận. Nhã vận cũng gần giống với phong vị, có thể do thiên phú,
nhưng muốn cảm được cái thú cao nhất trong việc thẩm mĩ thì phải có học.
Điều đó dễ nhận thấy trong môn họa và viết chữ, vì hai môn này có nhiều
vẻ đẹp, nhiều phong cách; mà cá tính nghệ sĩ cùng kĩ thuật dung hợp với
nhau đến nỗi ta không thể phân biệt ra được. Có cái đẹp ngông, có cái đẹp
thô bạo, hùng tráng, có cái đẹp thuộc về tự do tính linh, có cái đẹp thuộc về
đại đởm, cuồng nhiệt; phong vận lãng mạn hoặc câu thúc cũng có thể đẹp;
tươi nhã, trang nghiêm, bình dị, tề chỉnh, mẫn tiệp, đều là đẹp; đôi khi có
vẻ như “xuẩn ngốc” hoặc xấu xí, kì quái mà cũng đẹp. Cái gì cũng có thể
đẹp được, trừ mỗi một cái là bặm môi, bặm miệng, hăm hở tạo ra cái đẹp
mà như vậy thì không khi nào tạo được cái đẹp cả .

3. NGHỆ THUẬT ĐỌC SÁCH


Thú đọc sách thời nào cũng coi là một trong những cái thú tao nhã của đời
sống văn minh; những người ít được đọc sách vẫn thường kính trọng và
thèm cái thú đó. Điều đó dễ hiểu, một người không có thói quen đọc sách bị
giam hãm trong một thế giới chật hẹp về không gian và thời gian; suốt đời
quanh quẩn trong cái vòng thường lệ, chỉ tiếp xúc, chuyện trò với vài người
quen, chỉ trông thấy những việc xảy ra ở chung quanh, không thoát ra khỏi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.