MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 260

Có người chê phòng lạnh quá, ánh sáng chói quá, bàn khó ngồi quá, không
đọc sách được. Những người đó không muốn đọc sách nên kiếm cớ ra như
vậy, và suốt năm không có mùa nào cho họ đọc sách cả: mùa xuân thì đẹp
quá không nên đọc sách, mùa hè thì nóng quá chỉ nên ngủ, thu buồn quá,
đông lạnh quá…

Vậy nghệ thuật đọc sách ra sao? Giản dị lắm: cứ mở sách ra đọc lúc nào
thấy muốn đọc. Lấy tập Ly Tao của Khuất Nguyên hay tập thơ của Omar
Khayyam

[11]

rồi ra ngồi bờ sông. Mây trên trời mà đẹp ư? Thì cứ gấp

sách lại, ngắm mây một lúc đã. Có một cối thuốc, một chén trà thì càng thú.
Hoặc một đêm tuyết rơi, ngồi trước lò sưởi, ấm nước sôi trên lò, kiếm một
gói thuốc lá và mươi, mười hai cuốn sách, lật sơ sơ coi cuốn nào thích thì
đọc. Kim Thánh Thán cho rằng một đêm tuyết rơi, khóa kĩ cửa lại, đọc cấm
thư thì không còn gì thú bằng.

4. NGHỆ THUẬT VIẾT VĂN


Nghệ thuật viết có nghĩa rộng hơn kĩ thuật viết. Một người mới tập viết nên
liệng bỏ kĩ thuật đi, đừng quan tâm tới những tiểu tiết bề ngoài đó mà nên
dùng công đào sâu tâm linh mình, để phát triển một cá tính độc đáo về văn
chương, cái đó mới là cơ sở của việc cầm bút. Khi cơ sở đã vững, cá tính
độc đáo đã phát triển thì tự nhiên có bút pháp, mà những tiểu tiết về kĩ
thuật sẽ giải quyết được dễ dàng. Từ pháp, ngữ pháp còn vài điểm chưa
thông thạo ư, cái đó không quan trọng miễn là ta có cái gì để mà nói.

Các nhà xuất bản luôn luôn có những biên hiệu viên (lecteur) để sửa các
dấu phết, dấu chấm phết trong các bản thảo. Vả lại nếu không tu dưỡng cá
tính của mình thì dù phết lên mấy lớp sơn ngữ pháp hay văn chương cũng
không thành một nhà văn được. Buffon nói: “Bút pháp tức là tác giả”

[12]

. Bút pháp không phải chỉ là một phương pháp, một hệ thống hoặc một yếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.