MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 262

nghệ thuật và văn học.

B– THƯỞNG THỨC VĂN HỌC


Một người đọc nhiều danh tác mà thấy rằng tác giả thứ nhất tự thuật linh
động, tác giả thứ nhì rất tế nhị, tác giả thứ ba văn ý sướng đạt, tác giả thứ tư
có bút pháp cảm động, tác giả thứ năm thấm thía như một thứ rượu ngon,
tức là đã có đủ kinh nghiệm cần thiết để nhận thức được văn thế nào là
“ấm”, thế nào là thuần thục, thế nào là mạnh mẽ, thế nào là hùng tráng, thế
nào là rực rỡ, thế nào là chua cay, thế nào là tế nhị, thế nào là phong vận.
Khi đã nếm qua các vị đó rồi thì không cần dùng một loại sách chỉ nam nào
nữa cũng biết được thế nào là thứ văn học ưu mĩ.

Một học sinh về văn học trước hết cần tập phân biệt các tư vị khác nhau.
Tư vị ưu mĩ nhất là vị “ấm” và vị thuần thục mà hai cái đó khó học được
nhất. Văn “ấm áp” với văn lạt lẽo chỉ cách nhau có một chút thôi.

Một nhà văn mà tư tưởng không sâu sắc, thiếu tính cách sáng tạo, có thể tập
viết lối văn giản dị, nhưng rồi sẽ hóa ra vô sinh khí. Chỉ cá tươi mới có thể
không cần gia vị, riêng cái vị của nó cũng đủ ngon rồi; cá không tươi thì
phải thêm nước tương, hồ tiêu, hạt cải – càng thêm nhiều càng tốt.

Một tác giả có tài cũng như em gái Dương Quí Phi, vô chầu thiên tử mà
không cần phấn son, còn các mĩ nhân khác trong cung đều phải tô phấn
thoa son. Vì vậy mà rất ít nhà văn dám dùng văn thể

[13]

giản dị.


C- VĂN THỂ VÀ TƯ TƯỞNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.