MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 263

Một tác phẩm hay hoặc dở hoàn toàn do có phong vận và tư vị hay không
và nếu có thì phong vận và tư vị đó ra sao. Không có qui tắc nào để luyện
cho có được phong vận. Nó từ tác phẩm phát ra cũng như khói thuốc phát
từ ống điếu, mây phát từ đầu núi, không ai biết nó ở đâu tới. Văn thể ưu mĩ
nhất là văn thể giống như “mây bay nước chảy” (hành vân lưu thủy) của
Tô Đông Pha.

Văn thể là ngôn ngữ, tư tưởng và cá tính hợp lại.

Rất ít khi tư tưởng sáng sủa mà ngôn ngữ không sáng sủa. Nhưng nhiều khi
tư tưởng không sáng sủa mà ngôn ngữ rất sáng sủa; văn như vậy có thể gọi
là tối tăm một cách sáng sủa.

Dùng ngôn ngữ tối tăm để diễn những tư tưởng sáng sủa là lối viết của
những người suốt đời ở độc thân vì họ không bao giờ phải giải thích một
cái gì cho vợ nghe. Thí dụ: Emmanuel Kant

[14]

. Ngay đến Samuel Butler

cũng đôi khi kì quái.

Văn của một người luôn luôn có màu sắc của tác giả mà người đó thích. Họ
càng ngày càng giống tác giả đó từ cách suy nghĩ tới cách diễn giải. Người
mới tập viết chỉ có cách đó là luyện văn được thôi. Về sau, từng trải nhiều
rồi, người ta mới phát hiện được cái “bản ngã” mà tạo được một lối viết
riêng.

Ghét tác giả nào thì đọc sách của họ không có ích gì hết. Các giáo sư nên
nhớ kĩ lời đó.

Phẩm tính của ta một phần là bẩm sinh, văn thể của ta cũng vậy. Còn một
phần nữa hoàn toàn là do tiêm nhiễm của người.

Trên thế giới, thế nào cũng có một tác giả hợp với mỗi người, nhưng phải
mất công phu mới tìm ra được tác giả đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.