MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 265

Cái bản ngã hoặc cá tính của ta gồm tứ chi, da thịt, gân cốt, thần kinh, trí
tuệ, tình cảm, giáo dục, học vấn, kinh nghiệm. Một phần do bẩm sinh, một
phần do tu dưỡng. Tính tình người ta đã cố định từ khi mới sanh hoặc trước
nữa. Có người thì cứng cỏi thô bỉ, có người lỗi lạc, ngay thẳng, khảng khái;
có người thì nhu nhược, nhút nhát, đa sầu đa cảm. Cái đó ở trong cốt tủy ta,
giáo sư tài giỏi hoặc cha mẹ thông minh tới mấy cũng không thể sửa đổi
được. Nhưng cũng có những phẩm chất do giáo dục, kinh nghiệm mà có; vì
tư tưởng, quan niệm, ấn tượng thay đổi tùy thời đại, hoàn cảnh, trào lưu,
nguồn gốc rất khác nhau, cho nên quan niệm, kiến giải có hồi mâu thuẫn
nhau.

Học phái Tính linh chủ trương rằng khi viết ta chỉ nên diễn tư tưởng, tình
cảm, cái yêu, cái ghét, nỗi sợ, cùng tật ham mê chân thật của ta thôi. Không
được giấu giếm cái xấu mà khoe cái hay của mình, không được sợ người
ngoài cười chê, mà cũng không sợ trái với lời thánh hiền đời xưa.

Phái Tính linh chỉ thích cá tính được xuất hiện trong mỗi thiên, mỗi tiết,
mỗi câu, mỗi tiếng. Chỉ miêu tả hay tự thuật những cảnh vật mình trông
thấy, tình cảm mình cảm thấy, sự thực mình hiểu biết. Như vậy mới là văn
chương chân thực.

Nàng Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng là một người trong phái Tính
linh. Nàng bảo: “Nếu quả thật được một câu thơ kì dị thì ngay đến phạm
luật bằng trắc, hư thực cũng không sao”.

Vì yêu tình cảm chân thật, phái Tính linh rất ghét lối tô điểm, mà chỉ trọng
sự thiên chân. Phái đó trọng thuyết “Ngôn dĩ đạt chí” (nói để diễn được chí
mình) của Mạnh Tử.

Phái đó có nhiều tệ bệnh: nếu nhà văn không thận trọng thì mắc cái tệ nhạt
nhẽo (như Viên Trung Lang) hoặc mắc cái tệ quái đản (như Kim Thánh
Thán), hoặc quá trái ngược với kinh của cổ nhân (như Lý Trác Ngô) nên bị

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.