điều chỉnh hành vi, mượn đạo Phật để luyện tâm cho thanh tĩnh, mượn sử
kí, hội họa, núi sông, thi tửu, ca nhạc để an ủi tinh thần
. Họ xử thế mà
như xuất thế.
Vậy, cơ hồ như Trung Hoa là một dân tộc không chịu gắng sức vào sự suy
tư, mà chỉ rán tìm một lối sống. Triết học đối với họ chỉ là một vấn đề
lương tri, viết thành một bộ sách dày cũng được mà tóm tắt vào hai câu thơ
cũng đủ. Xét chung, họ không có một hệ thống triết học, không có môn
luận lí, môn siêu hình, không có những từ ngữ khó hiểu như trong các học
viện phương Tây; họ có rất ít tinh thần độc đoán; rất ít tinh thần cuồng tín,
rất ít từ ngữ trừu tượng và lôi thôi dài dòng. Không có một chủ nghĩa duy lí
máy móc nào mà có thể phát triển ở Trung Hoa
được mà người ta
thâm oán cái quan niệm “tất cả luận lí”
. Xứ đó không cần luật sư
trong công việc làm ăn, mà cũng không cần luận lí gia trong triết học. Chỉ
có một cảm giác thâm thiết về sinh hoạt mà không có những hệ thống triết
học tinh vi; không có những triết gia như Kant, Hegel mà chỉ có những nhà
viết những thiên tùy bút, tiểu luận, những câu cảnh ngữ
, thiền ngữ và
những ngụ ngôn như trong phái Đạo gia.
Xét toàn diện thì văn học Trung Hoa chỉ có những đoản thi, đoản văn, kẻ
nào không ưa thì thấy rất chán, cho rằng bài nào như bài nấy; nhưng người
nào đã ưa thì thấy có nhiều vẻ thay đổi và đẹp đẽ lạ lùng như một cảnh
thiên nhiên. Văn nhân Trung Hoa chỉ viết những bài đoản văn dài vài ba
trăm hoặc năm sáu trăm chữ để diễn cái cảm giác về sinh hoạt. Trong
những bài ngẫu hứng, trong những đoạn nhật kí, bút kí, trong những bức
thư và tiểu luận của họ, chúng ta thấy tác giả khi thì bình luận về những
cảnh chìm nổi trong đời, khi thì kể lại chuyện một thiếu nữ tự tử; hoặc mô
tả một buổi du xuân, một bữa tiệc trên tuyết, hoặc chép một cuộc chơi
thuyền dưới trăng, một buổi tối nằm trong chùa nghe mưa. Chúng ta thấy
rất nhiều văn gia đồng thời là thi gia, và nhiều thi gia đồng thời là văn gia,
viết không bao giờ quá năm bảy trăm chữ, nhưng thường khi chỉ một hàng
cũng chứa được cả một triết lí về nhân sinh. Chúng ta gặp nhiều ngụ ngôn,