MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 288

quái vật nuốt sống cá nhân.

Tôi cho rằng cần phải cải tạo tư tưởng cho nó thêm sinh lực, thêm thi vị,
phải nhận xét sinh mạng một cách nghiêm trang, coi nó là một toàn thể.
James Harvey Robinson đã cảnh báo chúng ta: “Vài quan sát gia minh trí
thành thực tin rằng nếu chúng ta không nâng trình độ tư tưởng lên thật
cao, thì văn minh thế nào cũng thoái hóa mất”.
Giáo sư Robinson cũng
nhận một cách sáng suốt rằng: “Lương tâm và sự minh trí đáng lẽ phải hòa
hợp với nhau thì lại chống đối nhau”.
Các nhà kinh tế học và tâm lí học
ngày nay, theo tôi thấy, có nhiều lương tâm mà thiếu minh trí. Có một điểm
mà chúng ta phải nhấn mạnh hoài là nên coi chừng, đừng áp dụng môn luận
lí vào thế sự. Nhưng sức mạnh và uy quyền của tư tưởng khoa học đã quá
lớn đến nỗi mặc dầu nhiều người đã cảnh cáo, nó vẫn lấn hoài khu vực triết
học: người ta tin rằng tâm linh con người có thể nghiên cứu như một hệ
thống ống cống trong châu thành, mà những làn sóng tư tưởng có thể
nghiên cứu như những điện ba của máy phát thanh. Hậu quả không tai hại
gì lắm trong những tính toán, suy tư hằng ngày của chúng ta, nhưng rất tai
hại trong môn chính trị thực hành .

2. TRỞ VỀ LƯƠNG TRI


Người Trung Hoa ghét từ ngữ: “tất yếu luận lí”, vì không có gì là tất yếu
luận lí trong thế sự cả. Họ nghi ngờ môn luận lý; mới đầu là họ khinh các
danh từ, rồi kinh sợ các định nghĩa, cuối cùng là họ thâm oán các hệ thống,
các lí thuyết. Khi người ta chú ý tới danh từ là triết học bắt đầu suy. Một
học giả Trung Hoa Cung Định Am bảo: “Thánh nhân thì không nói, người
có tài thì nói còn kẻ ngu thì biện luận”,
mặc dầu chính ông ta lại ham biện
luận.

Lịch sử triết học thực là một lịch sử bi thảm: các triết gia đều thuộc vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.