đi mò thức ăn – có phải vì vậy mà chúng ta thiếu đạo đức đâu – con chó
nào cũng sủa, con mèo nào đêm cũng đi… o mèo, con sư tử nào cũng giết
loài vật khác, con ngựa nào thấy nguy cũng chạy, con rùa nào cũng ngủ gần
trọn ngày, và con sâu, con rắn, con chim, bất kì con thú nào cũng sinh sản
giữa “công chúng”. Vậy mà áp dụng quan niệm của ta về văn minh để xét
thì ta chê con chuột là ăn trộm, con chó là ồn quá, con mèo là không chung
tình, con sư tử, con cọp nào cũng hiếu sát, con ngựa nào cũng là hèn nhát,
con rùa nào cũng là làm biếng, và cuối cùng, con sâu, con rắn, con chim,
con thú nào cũng là tục tĩu. Bạn thử nghĩ, có phải là giá trị đã đảo lộn cả
không? Chính vì vậy đó mà bây giờ chúng ta mới ngồi đây để than thở, tự
hỏi tại sao hóa công lại tạo ra chúng ta không hoàn toàn như vậy.
3. AI CŨNG PHẢI CHẾT
Con người ai cũng có một thân thể sớm muộn sẽ bị hủy diệt, điều đó có
nhiều hậu quả quan trọng. Trước hết, không ai sống hoài; rồi sau, ai cũng
có một cái bao tử, nhiều bắp thịt cứng rắn, và một bộ óc tò mò. Những hậu
quả đó ảnh hưởng sâu xa không bao giờ ta nghĩ tới; nhưng nếu chúng ta
không nhận thấy nó một cách rõ ràng thì chúng ta không thể hiểu được bản
thân chúng ta và nền văn minh của chúng ta.
Con người bất luận giàu sang, nghèo hèn, cũng được Trời cho một chiều
cao là từ thước rưỡi tới thước tám và một tuổi thọ là năm sau chục năm. Tôi
ngờ rằng cái luật thiên nhiên đó quyết định mọi chính thể dân chủ, mọi loại
thi ca và mọi thuyết triết học. Hóa công sắp đặt như vậy, xét ra quả là tiện.
Chúng ta không cao quá, không thấp quá, và riêng phần tôi, cao một thước
sáu mươi ba, tôi lấy làm thỏa mãn lắm. Tôi cho năm sáu chục năm là dài
quá rồi; nhưng hóa công sắp đặt như vậy cũng là hoàn hảo. Năm sáu chục
năm bằng ba thế hệ, thành thử khi chúng ta sanh ra còn được thấy ông nội ít
năm trước khi người mất, rồi khi chúng ta tới tuổi già thì được thấy nhiều