hước về sự chết ra giải thích lịch sử, cho những con chồn đào hang trong
lăng tẩm của Vua chúa. Và Trang Tử trong đoạn bàn về chiếc đầu lâu, về sự
chết, đã làm cho triết học Trung Hoa bắt đầu có vị hài hước sâu sắc:
“Trang Tử tới nước Sở, thấy một cái đầu lâu rỗng khô, trắng, lấy roi ngựa
gõ vào, hỏi: “Ai đó, tham sinh, trái lẽ mà tới nỗi này chăng? Hay là mất
nước rồi chết vì đao búa, mà tới nỗi này? Hay là có hành vi bất thiện, làm
nhục cho cha mẹ vợ con mà tới nỗi này? Hay là vì chết đói mà tới nỗi này?
Hay là được sống trọn tuổi trời rồi chết? Nói xong, Trang Tử gối đầu lên
đầu lâu đó mà ngủ…”.
“Vợ Trang Tử chết, Huệ Tử đến viếng, thấy Trang Tử đang ngồi duỗi xoạc
hai chân, tay gõ nhịp vào bồn mà hát. Huệ Tử bảo:
- Mình ăn ở với người ta, có con với người ta; bây giờ người ta già, người
ta chết, không khóc cũng còn được, lại còn gõ bồn mà hát, chẳng cũng quá
lắm ư?
Trang Tử đáp:
- “Không phải thế. Lúc nhà tôi mới mất, tôi cũng như mọi người, thương
tiếc lắm chứ! Nhưng xét lại hồi trước thì vốn là không có sinh; chẳng
những không có sinh mà vốn lại không có hình; chẳng những không có
hình mà vốn lại không có khí; con người chẳng qua là tạp chất biến mà hóa
ra có khí, khí biến mà hóa ra có hình, hình biến mà hóa ra có sinh, có sinh
lại biến ra có tử, khác nào như xuân hạ thu đông bốn mùa cứ tuần hoàn qua
lại không? Vả lại con người chết là trở về với tạo hóa, cũng như người ra
ngoài mà về nhà, thế mà ta cứ còn theo đuổi, nghêu ngao khóc lóc, thì
chẳng hóa ra không biết mạng trời ư? Cho nên tôi không khóc nữa”
Vậy khi ta có ý thức rằng ai cũng phải chết, rằng thời gian trôi đi mất,
không giữ lại được thì thi ca triết lí mới bắt đầu xuất hiện. Cái ý thức về sự