MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 52

đứa cháu nội ra đời. Về điểm đó, tất cả triết lí thu gọn trong câu tục ngữ
Trung Hoa này: “Dù có ngàn khoảnh ruộng tốt cũng chỉ ngủ trên chiếc
giường năm thướ
c” (Gia hữu thiên khoảnh lương điền, chỉ thụy ngũ xích
cao sàng)

[2]

. Tôi không cho rằng một vị quốc vương cần một chiếc

giường dài quá bảy thước Trung Hoa mà dù là quốc vương thì tối tối cũng
phải lên giường ngủ. Vậy thì tôi có thua kém gì một vị quốc vương đâu. Và
dù một người giàu nứt vách đổ tường đi nữa thì cũng ít khi thọ quá cái tuổi
“cổ lai hi” là bảy chục.

Về sinh mệnh, ai có phần nấy và không ai có quyền để áp được toàn bộ;
nhờ vậy chúng ta mới sống một cách thảnh thơi được. Đáng lẽ là những
người mướn phòng vĩnh viễn trên cõi trần này thì chúng ta chỉ là những
người khách qua đường, chủ điền hay tá điền cũng vậy. Thế là cái ý nghĩa
của danh từ địa chủ đã giảm đi rồi. Ít người nhận đúng được ý nghĩa của sự
bình đẳng trước sự chết thì Nã Phá Luân cũng chẳng coi sự bị đày ra đảo
Sainte Hélène ra cái gì đâu, và tôi không hiểu như vậy tình trạng châu Âu
sẽ biến đổi ra sao. Không có sự chết thì làm gì có tiểu sử các anh hùng và
các nhà xâm lăng; giả sử như có thì tác giả các tiểu sử của họ chắc chắc
không khoan hồng như vậy đâu. Chúng ta tha thứ bọn vĩ nhân trên thế giới
này vì họ chết rồi mà chúng ta có cảm tưởng rằng mình ngang hàng với họ.
Mỗi đám tang đều mang một tấm phướn viết bốn chữ này: “Nhân loại bình
đẳng
”. Do đó, ta mới có ý thức rằng đời sống là một hài kịch, và mới có đề
tài cho thi ca và triết học. Shakespeare sâu sắc biết bao khi ông cho Hamlet

[3]

đi tìm tàn cốt cao quí của Vua Alexandre và thấy nấm tro tàn đó dùng

để bịt miệng một thùng rượu. Alexandre chết, người ta chôn Alexandre,
Alexandre trở về cát bụi, cát bụi tức là đất, đất đó trộn với đất sét, vậy thì
tại sao ta lại không có thể dùng tro tàn của Alexandre để bịt một thùng rượu
được? Tinh thần hài hước của ông còn hiện rõ hơn nữa khi ông cho vua
Richard II đàm luận về các nấm mồ, các con dòi trong áo quan, các mộ chí,
và các truyện hoạt kê của các con rùa lúc nhúc trong sọ một ông vua. Omar
Khayyam (một thi sĩ Ba Tư ở thế kỷ thứ X) và Giả Phù Tây – biệt danh là
Mộc Bì Tử, một thi sĩ ẩn cư của Trung Hoa – đều đem cái tinh thần hài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.