chủ, là một tấn bộ trên phương diện văn hóa. Nhưng, bây giờ tôi nhận thấy
rằng nhân quyền và tự do cá nhân, cả quyền tự do tín ngưỡng mà người
Trung Hoa từ hồi nào đến giờ vẫn được hưởng, đều có thể bị chà đạp ngay
trên khu vực phát triển của văn minh phương Tây, rằng ở Trung Âu ngày
nay có nhiều nô lệ hơn ở Trung Hoa thời phong kiến.
Tôi biết rằng người phương Tây sẽ bảo những học thuyết về tự do cá nhân,
về công quyền của họ đã đâm rễ sau trong tâm hồn họ rồi, đã thành một tín
ngưỡng hoặc một bản năng rồi, tất có đủ sinh lực để đảo ngược lại tình thế
và thói đào tạo, biểu dương hạng công nhân nhất luật hoá hiện nay sẽ mất
hẳn. Vâng, chúng ta đợi thủ coi.
Hình như ở thời đại chúng ta, thời đại mà phong trào tập thể phát động
mạnh – tập thể xã hội, tập sản kinh tế, tập thể chính trị - thì nhân loại tự
nhiên quên mất cái quyền phản kháng của mình và cái phẩm cách của cá
nhân đi. Vấn đề kinh tế được đưa lên hàng đầu và tư tưởng kinh tế khuynh
loát tất cả tư tưởng khác; vì vậy mà chúng ta thành ra hoàn toàn dửng dưng
với một thứ khoa học, một thứ triết học hợp với nhân tính hơn, một thứ triết
học chú trọng tới đời sống cá nhân. Lẽ đó tự nhiên. Một người lở bao tử thì
chỉ nghĩ tới bao tử; một xã hội mà kinh tế không lành mạnh thì chỉ nghĩ tới
các vấn đề kinh tế. Hậu quả là chúng ta hoàn toàn lãnh đạm với cá nhân và
quên hẳn rằng có cá nhân. Ngày xưa mỗi người là một con người, ngày nay
mỗi người chỉ được coi như một vật tự động nhắm mắt tuân theo những
luật vật chất và kinh tế, như một cái răng trong một bánh xe, như một phần
tử trong một giai cấp, như một ngoại nhân mà chính phủ “nhập cảng”, như
một kẻ tiểu tư sản mà người ta khinh bỉ, hoặc như một nhà đại tư bản mà
người ta tố cáo, hoặc như một người lao động mà người ta gọi là đồng chí
chỉ vì người đó là lao động. Hình như chỉ gọi một người nào là tiểu tư sản
hoặc đại tư bản hoặc lao động là đã hiểu rõ người đó rồi, và có thể ghét
người đó một cách thích đáng hoặc giúp người đó như một đồng chí rồi.
Chúng ta không còn là những cá nhân, những con người nữa mà chỉ là
những giai cấp. Như vậy chẳng là giản dị hoá sự tình một cách quá mức ư?