quan trọng về kinh tế thì ta thấy có hai nhà chuyên môn đưa ra những đề
nghị trái ngược hẳn nhau. Một nhà tin rằng nếu nước Anh bỏ kim bảng vị
đi thì thật là tai hại; nhà kia cũng kiên quyết tin rằng chỉ có cách bỏ kim
bản vị đi mới cứu vãn được tình thế. Ngay các nhà chuyên môn tài giỏi
nhất cũng không thể dự tính được một cách hợp lí khi nào người ta bắt đầu
mua vào hoặc bán ra. Do đó mới có những vụ đầu cơ ở thị trường chứng
khoán. Mà sở chứng khoán dù có những tài liệu đáng tin nhất về kinh tế thế
giới cũng không thể đoán trước một các khoa học được khi nào giá vàng,
giá bạc, giá thương phẩm lên hay xuống. Chỉ vì trong vấn đề đó có một yếu
tố về nhân sự, và khi nhiều người bán ra thì một số ít người bắt đầu mua
vào; mà khi nhiều người mua vào thì có một số ít người bắt đầu bán ra. Tất
nhiên kẻ bán ra cho kẻ mua vào là điên, và ngược lại cũng vậy. Nhưng ai
mới thực là điên thì tương lai mới chứng thực được. Điều đó minh chứng
rằng thái độ của con người rất bất thường, không sao biết trước được, mà
chẳng phải chỉ riêng trong công việc làm ăn, ngay cả trong quá trình lịch sử
do tâm lí con người tạo nên, trong những phản ứng của con người đối với
luân lí, phong tục, cải cách xã hội thì nhận xét trên cũng vẫn đúng .
6. CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN
Chẳng những triết lí phải dựa vào cá nhân mà phát sinh, mà mục tiêu tối
hậu của nó cũng là cá nhân. Cá nhân tự nó là mục tiêu của nó rồi chứ không
phải là công cụ cho những sáng tạo của tâm trí. Những triết lí xã hội tốt đẹp
nhất đều nhắm cái mục tiêu tối cao này là trong một chế độ nào đó, làm sao
tạo được những đời sống cá nhân sung sướng nhất. Nếu có những triết lí
phủ nhận điều đó thì nó chỉ là những sản phẩm của những bộ óc bệnh hoạn,
mất quân bình.
Muốn xét một văn hóa thì cứ xét hạng đàn ông và đàn bà mà nó tạo thành.
Chính vì nghĩ như vậy mà Walt Whitman, một trong những người Mĩ minh