phát minh, có kẻ thành nhà thám hiểm, có người tinh thần hái hước, kẻ lại
rầu rĩ, quạo quọ; người thì bay vút lên cảnh phú quí như pháo thăng thiên
rồi chết trong đám trong tro tàn lạnh lẽo của pháo, kẻ thì bán nước đá hay
bán than rồi bị đâm chết trong cái liều của họ, để lại tới hai vạn Mĩ kim
bằng vàng. Đời sống quả thật kì diệu, cả trong thời đại kĩ nghệ nữa. Con
người còn là con người thì đời sống có nhiều sắc thái như vậy mới có ý vị.
Trong nhân sự - dù là về chính trị hay cách mạng xã hội – không thể có
quyết định luận được. Yếu tố nhân tình làm đảo lộn tất cả các dự tính của
những người đưa ra những lí thuyết mới, chế độ mới.
Nhưng sự quan trọng của cá nhân không phải chỉ do lẽ đời sống cá nhân là
mục tiêu của tất cả mọi nền văn minh, mà còn lẽ này nữa: sự cải thiện đời
sống xã hội và chính trị, sự cải thiện những quan hệ quốc tế là do hành
động và tính tình của mỗi cá nhân trong mỗi quốc gia! Trong việc nội chính
và trong sự tiến hoá của một quốc gia, yếu tố quyết định là tính khí của dân
tộc. Vì trên tất cả những luật về sự phát triển kĩ nghệ, còn một yếu tố quan
trọng hơn, tức lối hành động và lối giải quyết vấn đề của mỗi dân
tộc.Rousseau không tiên liệu được sự diễn tiến của cách mạng Pháp và sự
xuất hiện của Napoléon; mà Karl Marx cũng không tiên liệu được sự phát
triển hiện nay của lí thuyết xã hội và sự xuất hiện của Staline. Không phải
khẩu hiệu Tự do, Hoà bình, Bác ái, mà là vài nét nào đó trong bản tính của
con người xét chung và trong bản tính của dân tộc Pháp xét riêng, đã quyết
định diễn tiến của Cách mạng Pháp. Những dự ngôn của Karl Marx về sự
diễn tiến của cách mạng xã hội đã sai be bét mặc dầu biện pháp của ông rất
chính xác. Theo luật luận lí, ông dự đoán rằng một cuộc cách mạng vô sản
sẽ xảy ra ở nước nào mà nền văn minh kĩ nghệ tiến nhất, mà giai cấp vô sản
mạnh nhất, nghĩa là xảy ra trước hết ở Anh rồi có lẽ ở Mĩ, ở Đức. Nhưng sự
thất là chế độ Cộng sản đã được thực nghiệm ở một sứ nông nghiệp như
Nga, tại đó giai cấp vô sản không mạnh. Ông đã quên không tính tới yếu tố
nhân sự ở Anh và Mĩ, quên cách hành động và giải quyết vấn đề của Anh
và Mĩ. Lỗi lầm lớn nhất của một chính sách kinh tế chưa chính mùi, là quên