rồi sau tâm mới chính, tâm chính rồi sau thân mới tu, thân tu rồi sau gia
mới tề, gia tề rồi sau nước mới trị, nước trị rồi sau thiên hạ mới bình. Từ
Thiên tử cho đến người thường, nhất loạt đều phải lấy sự tu thân làm gốc.
Cái gốc loạn mà cái ngọn trị, thì không thể có như vậy. Vật có gốc ngọn,
việc có đầu đuôi. Biết cái nào trước cái nào sau là gần được đạo rồi đấy”.
Chú thích:
Có lẽ tác giả muốn nói loài hải li (Goldfish).
Thi sĩ và tiểu thuyết gia Đan Mạch (1805-1875) nổi danh về truyện
ngắn: La petite Sirène, Les cynes sauvage… tưởng tượng phong phú, thi vị
dồi dào.
Nghĩa là một cá nhân sinh trong giai cấp nào ở trong những hoàn cảnh
ra sao thì nhất định phải có cá tính ra sao.
Nay thì đã khác rồi vì sách này tác giả viết trước thế chiến (1939-1945).
Trí tri là biết cho đến nơi đến chốn; cách vật là cân nhắc sự vật để biết
rõ cái nào trước cái nào sau, coi cái nào gốc cái nào ngọn, nghĩa là để hiểu
cái tương quan của mọi sự vật. Đoạn này ở đầu sách Đại học. [Trong Lời
nói đầu cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “(…) cuốn Đại học của
Tăng Tử (một môn sinh được trực truyền), ngay trong đoạn đầu nói về việc
tu thân để tề gia, trị quốc…, cũng đã có một ý tôi cho không phải là của
Khổng tử mà của Tăng tử, tức “trí tri tại cách vật”, vì trong Luận ngữ ông
không hề nói tới sự cách vật”. (Goldfish)].