Lâm Ngữ Đường
Một Quan Điểm Về Sống Đẹp
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
CHƯƠNG V
AI CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐỜI ĐƯỢC HƠN CẢ?
[1] Trí tri là biết cho đến nơi đến chốn; cách vật là cân nhắc sự vật để biết
rõ cái nào trước cái nào sau, coi cái nào gốc cái nào ngọn, nghĩa là để hiểu
cái tương quan của mọi sự vật. Đoạn này ở đầu sách Đại học. [Trong Lời
nói đầu cuốn Khổng tử, cụ Nguyễn Hiến Lê viết: “(…) cuốn Đại học của
Tăng Tử (một môn sinh được trực truyền), ngay trong đoạn đầu nói về việc
tu thân để tề gia, trị quốc…, cũng đã có một ý tôi cho không phải là của
Khổng tử mà của Tăng tử, tức “trí tri tại cách vật”, vì trong Luận ngữ ông
không hề nói tới sự cách vật”. (Goldfish)].
[1] Nghĩa là họ đã tìm kiếm hết hơi rồi.
1. TA HÃY TỰ TÌM LẤY TA: TRANG TỬ
Trong chương này tôi rán trình bày vài quan niệm của các triết gia Trung
Hoa về một lối sống kiểu mẫu. Tuy họ khác nhau về học thuyết, nhưng hết
thảy đều nhận rằng muốn sống một đời sống sung sướng thì chúng ta phải
minh triết và có dũng khí. Quan niệm tích cực của Mạnh Tử và quan niệm
viên hoạt hiếu hoà của Lão Tử hoà hợp với nhau trong triết lí Trung Dung
mà tôi muốn coi là một tôn giáo chung của dân tộc Trung Hoa. Sự xung đột
giữa động (Mạnh Tử) và tĩnh (của Lão Tử) rút cục đưa tới một sự thoả hiệp
này là dân tộc Trung Hoa tự lấy làm mãn nguyện trong một thế giới rất
không hoàn mĩ, tức cõi trần này. Do đó mà có một triết lí sáng suốt, vui vẻ,
và đời sống điển hình của triết lí đó là đời sống của Đào Uyên Minh, một
thi nhân mà tôi cho là vĩ đại nhất, có tư cách điều hoà nhất của Trung Quốc.
Tất cả các triết gia Trung Hoa đều nhận trong thâm tâm rằng chỉ có mỗi vấn