MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 90

ông thấy một con ve đương hưởng bóng mát mà quên nó đi (không để ý
đến chung quanh). Rồi ông thấy một con bọ ngựa nhảy tới bắt con ve, mà
quên chính cái thân của nó đi; con chim khách kì dị kia thừa cơ vồ lấy nó,
cũng vì lợi mà quên thân nó đi.

Trang Chu thở dài nói: “Ôi! Vật vẫn làm hại lẫn nhau. Lo cái lợi thì thế
nào cái hại cũng theo sau”
.

Rồi ông bỏ cây cung, trở về nhà, người coi vườn chạy lại hỏi ông vào vườn
y làm gì.

Trang Chu về nhà rồi, ba tháng không ra khỏi nhà. Lận Thư lấy làm lạ, hỏi:
“Sao thầy lâu quá không ra ngoài?”.

Trang Chu đáp: “Ta giữ cái hình hài của ta mà quên cái chân thân; ngó
dòng nước đục quá mà quên cái vực trong. Vả lại ta nghe thấy Thầy ta dạy
rằng “sống trong cõi tục thì phải theo tục”. Nay ta dạo chơi ở Điêu Lăng
mà quên mất thân ta; con chim khách kì dị kia bay sát trán ta để lại cây giẻ
mà quên mất thân nó; người giữ vườn giẻ đó tưởng ta là kẻ trộm; vì vậy mà
ta không ra khỏi nhà nữa”

[2]

.


Trang Tử là môn sinh của Lão Tử cũng như Mạnh Tử là môn sinh cũng
Khổng Tử, cả hai đều có khẩu tài, đều sống cách sư phụ khoảng trăm năm.
Trang Tử đồng thời với Mạnh Tử cũng như Lão Tử đồng thời với Khổng
Tử. Mạnh Tử đồng ý với Trang Tử ở chỗ chúng ta đánh mất một phần nhân
tính, và nhiệm vụ của triết học là phải tìm kiếm thu hồi cái phần đánh mất
đó, cái mà ông ta gọi là “xích tử chi tâm” – tấm lòng đứa con đỏ - Ông
bảo: “Bậc đại nhân là người không đánh mất cái “xích tử chi tâm” của
mình”
(Đại nhân giả, bất thất kì xích tử chi tâm giả dã

[3]

). Ông cho rằng

đời sống văn minh ảnh hưởng đến cái “xích tử chi tâm” của nhân loại cũng
như búa rìu làm hại cây cối trên núi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.