MỘT QUAN ĐIỂM VỀ SỐNG ĐẸP - Trang 86

không tiên liệu cái “bất ngờ” trong việc nước. Người Anh coi thường các lí
thuyết, nếu cần, còn tìm cách lần lần phá nó nữa; sự chậm chạp của họ khi
dò đường đi, lòng yêu tự do cá nhân, tôn trọng trật tự, nhất là có lương tri
của họ, tất cả những cái đó ảnh hưởng nhiều tới sự diễn tiến của các biến cố
còn hơn là những lí luận của nhà biện chứng Đức Karl Marx.

Vậy sự phát triển về xã hội và chính trị của một nước, rút cục căn cứ vào ý
tưởng của cá nhân. Cái tính khí, cái mà người ta gọi là “thiên tài” của một
dân tộc, rút cục do toàn thể cá nhân của dân tộc đó tạo thành; nó chỉ là cách
cư xử và hành động của dân tộc đó, cách lựa chọn một thái độ trong một
hoàn cảnh nào đó. Các sử gia phái cổ thường nghĩ như Hégel rằng lịch sử
một nước chỉ là sự phát triển của một quan niệm, mà sự phát triển đó có
tính cách tất nhiên của cơ giới, nhưng nếu xét một cách tế nhị thực tế hơn
thì ta thấy phần ngẫu nhiên ở trong đó. Mỗi khi gặp bước nguy nan thì quốc
gia phải lựa chọn mà trong khi lựa chọn luôn luôn có những thế lực, những
dục vọng tương phản xung đột: bên đây chỉ thêm một chút, bên kia chỉ
giảm một chút là cán cân trút về phía khác rồi. Vì mỗi dân tộc thích con
đường nào thì theo con đường đó, ghét con đường nào thì bỏ con đường đó.
Sự lựa chọn căn cứ vào trào lưu tư tưởng, vào quan niệm đạo đức và vào
thành kiến xã hội.

Nhìn toàn diện sự biến chuyển của lịch sử nhân loại tôi chỉ thấy như thuỷ
triều lên rồi xuống, mà khi lên cũng như khi xuống, đều là do sự lựa chọn
bất thường, không thể biết trước của con người. Chính vì có ý đó mà
Khổng giáo đem vấn đề “bình thiên hạ” liên kết với “tu thân”. Từ đời
Tống trở đi, nhà Nho nào cũng dùng đoạn dưới đây làm bài học khai tâm
cho trẻ mới nhập học: “Người xưa muốn làm sáng cái đức sáng ở trong
thiên hạ thì trước phải trị nước mình; muốn trị nước mình thì trước phải tề
nhà mình; muốn tề nhà mình thì trước phải tu thân (sửa mình); muốn tu
thân thì trước phải thành cái ý của mình; muốn thành cái ý của mình thì
trước phải trí tri; trí tri ở chỗ cách vật

[5]

. Vật xét kĩ (cách vật) rồi sau cái

tri mới được đến nơi đến chốn (trí tri), trí tri rồi sau ý mới thành, ý thành

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.