cũng muốn thiêu chết luôn cả kết tinh tình yêu giữa hai người. Chính là
Hứa Thấm.
May sao Hứa Thấm được cứu kịp thời và được đưa đến viện phúc lợi.
tin đồn thất thiệt rộ lên khắp trường học, ánh mắt mọi người xung quanh
nhìn cô cũng trở nên khác thường, ẩn chứa sự giễu cợt.
Mấy dì giúp việc và đám trẻ trong viện phúc lợi đều không ưa cô, luôn
mang chuyện bố mẹ cô ra đẻ cười nhạo sau lưng. Đôi khi có sự gào thét
phản kháng, đánh nhau với chúng. Sau mỗi lần như vậy, cô luôn bị các dì
phạt đứng, phạt lao động, phạt nhịn đói, không cho ngủ. bạn học trong
trường cũng quay ra bắt nạt cô.
“Hứa Thấm, sao không thấy xe xịn nhà mày đến đón nữa vậy?”
“Hứa Thấm, búp bê của mày đâu?”
“Hứa Thấm, sao mày không mang giày da nữa?”
Lũ trẻ còn ché chuyện nhà cô thành bài vè hát sau lưng cô, luôn giật
tóc cô, đưa chân ngán đường khiến cô ngã sõng soài.
Càng ngày cô càng trầm mặc, thu mình lại như kẻ vô hình. Mãi cho
đến một ngày, ông Mạnh Hoài Cẩn – cựu chiến hữu cũ của bố cô và bà Phó
Văn Anh – vợ ông xuất hiện, họ nói với cô rằng: “Thấm Thấm, cô chú đón
con về nhà đây.”
Mạnh Yến Thần mới mười hai tuổi cũng chìa tay ra với cô, cười ấm áp
như vầng thái dương: “Thấm Thấm, anh là anh trai em.”
Năm mười tuổi ấy, Hứa Thấm đã chuyển đến phương Bắc xa xôi.
Mạnh Hoài Cẩn thương yêu chiều chuộng Hứa Thấm như con gáu ruột
của mình. Ông thường nói kiếp này, ông và Hứa Thấm thật có duyên cha