con. Hứa Thấm cũng yêu thương người cha nuôi này hệt như cha ruột của
mình. Mẹ nuôi Phó Văn Anh cũng rất quan tâm đến cô. Có điều, theo mức
đọ Hứa Thấm hòa nhập với gia đình này, sự thân thiết giữa cô và Yến Thần
lại dẫn đến sự chú ý của bà.
Thời điểm Hứa Thấm mới đến Mạnh hia, Mạnh Hoài Cẩn mãi lo công
việc nên rất út khi có thời gian quản thúc cô. Còn Phó Văn Anh với tính
cách cao ngạo và nghiêm khắc trời sinh, là kiểu phụ nữ sống nặng về khuôn
phép, nên khó tránh khỏi luôn khắc khe với đứa trẻ chưa quen thuộc với
quy cũ trong nhà như Hứa Thấm. Lúc nào cô cũng nom nớp lo sợ, chỉ lo
nếu Phó Văn Anh không hài lòng, cô sẽ bị đuổi về viện phúc lợi. Cô không
dám tự tiện lên tiếng, không dám ra khỏi phòng đi lại. Mạnh Yến Thần thấy
thế liền ở lì bên cô, xem cô khắc gỗ hết ngày này sang ngày khác.
Biết cô không dám mở miệng vì sợ phiền đến mẹ, Mạnh Yến Thần
thường mở cửa đóng cửa ầm ầm khiến cả căn nhà ầm ĩ cả lên, sau đó sẵn
sàn chịu trận mắng té tát từ mẹ. Biết Hứa Thấm không dám kén cá chọn
canh, không dám gắp món mình thích, cũng không dám ăn quá nhiều vì sợ
mẹ chê nuôi cô tốn tiền, Mạnh Yến Thần liền dẫn cô ra quán, cho cô ăn đến
khi no căng bụng, lau sạch dầu mở trên miệng ròi mới dẫn về nhà. Biết cô
không dám ngủ vì thường gặp ác mộng về vụ hỏa hoạn thảm khốc, thường
mơ thấy bị người khác bắt nạt và chê cười, Mạnh Yến Thần thường kể
chuyện cho cô nghe, vẽ tranh cho cô xem, vỗ về ru cô ngủ.
Thời gian chầm chậm trôi qua, hai đứa trẻ dần lớn lên thành thiếu
niên, thiếu nữ phổng phao, xinh đẹp.
Tuy bên ngoài không ngớt lời khen hai người thân thiết như ruột thịt,
nhưng dù sao họ cũng đâu phải anh trai em gái thật sự, khiến người làm mẹ
nư bà khó tránh khỏi lo lắng hai đứa trẻ sẽ vượt rào. Cuối cùng, có một
ngày, Phó Văn Anh nói muốn làm thủ tục nhận nuôi chính thức, đẻ Hứa
Thấm đỏi tên thành Mạnh Thấm, nhập hẳn vào hộ khẩu nhà họ.