Lần đầu tiên Tống Diệm nghe người ta nói kiểu này, liền cười cô:
“Khó ăn á? Rốt cuộc là ngon hay là khó ăn(*)?”
(*) Trong nguyên tác, Hứa Thấm nói là (hảo nán chĩ), từ (hảo) nghĩa là
tốt, ngon.
Thế là Hứa Thấm nhại theo khẩu âm của anh, lời nói ra khá kỳ lạ:
“Khó… ăn… quá!” Đến từ “quá”, cô gần như cuốn lưỡi sâu đến tận cổ
họng.
Tống Diệm cười to: “Nói tiếp… Khó ăn thấy mẹ.”
Hứa Thấm lại im lặng.
“Sao vậy?” Anh cười cười nhìn cô.
“Đừng nói tục.” Cô nhỏ giọng.
“Sao anh lại không thể nói tục? Học theo mau, nhanh nào, nhanh
nào!” Anh đẩy đẩy tay cô. “Bày đặt cái gì? Nhanh!”
Hứa Thấm bị anh đẩy vài cái, không biết bị chập mạch ở chỗ nào,
ngoan ngoãn há miệng nói theo: “Khó ăn thấy mẹ. Tên đầu bếp này ngu
vãi.”
Tống Diệm trố mắt líu lưỡi nhìn cô đầy ngạc nhiên: “Sao còn tự do
phát huy thế?” Vừa nói vừa che miệng cô lại. “Con gái không được nói
mấy từ này, không văn minh đâu.”
Hứa Thấm bị anh che mất nửa gương mặt, nói xong cũng cảm thấy
mình bạo gan, vì thế mím môi cười cười, khóe mắt cũng cong cong.
“Trao đổi ngôn ngữ” xong, cô tiếp tục xúc một thìa lớn. Tống Diệm
thấy thế, nhăn mày: “Em làm gì thế? Thấy khó ăn thì đừng ăn, nhả ra đi.”