đường chứ, cái này làm sao ăn?"
Tống Diệm nhướng mày: "Tàu phớ bỏ nước đường á? Đầu óc có vấn
đề rồi."
Hai người cứ thế cãi cọ vì việc tào phớ nên ăn ngọt hay ăn mặn cả
tuần. Cuối cùng, Hứa Thấm chấp nhận ăn tào phớ mặn. Dù sao mặn hay
ngọt đều có vị ngon riêng của nó.
Tống Diệm không nói nhiều, cúi đầu nhanh chóng giải quyết tào phớ.
Khi bát của Hứa Thấm còn hơn phân nửa, mì dầu đỏ đã bưng lên.
Dù bát in hoa bị mẻ, đũa gỗ đã tróc sơn, nhưng nhìn sợi mì tinh tế
trong bát được tưới dầu đo đỏ lại khiến người ta trào nước miếng.
Tống Diệm cầm đũa lên ăn ngon lành, Hứa Thâm cũng gắp mì ăn, một
lát sau bỗng nói: "Lạ quá!"
Tống Diệm lơ đãng hỏi cho có lệ: "Sao thế?"
"Mùi vị vẫn vậy." Hứa Thấm vui vẻ đáp. "Có rất nhiều quán làm ăn,
buôn bán vẫn tốt nhưng mùi vị và chất lượng lại đi xuống. Thế mà quán
này thì không, vẫn ngon y như trước."
Tống Diệm không tiếp lời, cắm cúi ăn. Từ lúc vào quán đến giờ, anh
rất kiệm lời. Trái lại, nhân viên phục vụ loay hoay bên cạnh, nghe thấy cô
nói liền chen miệng: "Đều là hàng xóm với nhau, sao lại lừa người ta
được?"
Một vị khách khác tán thành: "Người ở phố Ngũ Phương chúng tôi
thành thật, buôn bán đều có tâm."
Người trong quán thi nhau trò chuyện. Tống Diệm nhanh chóng ăn hết
bát mì, rồi tiếp tục xử lý xíu mại hấp. Xong xuôi, anh lau miệng nhìn Hứa