– Mẹ muốn nghĩ như thế nào cũng được. Còn con thì không ở nhà được
nữa, tại sao thì mẹ hiểu rồi.
– Lên Sài Gòn rồi ở đâu?
– Con chưa biết, nhưng nhất định con phải đi:
Nguyên Hạ đau lòng nhìn những vết bầm trên mặt mẹ. Cũng đâu phải lần
đầu tiên ông ta đánh mẹ cô. Cô trở nên tức giận:
– Con không hiểu tại sao mẹ còn chịu đựng được loại người không phải
người này. Ông ta là loài cầm thú. Con là con của mẹ cũng như con của ông
ta vậy, tại sao nỡ cư xử như vậy. Từ nay, mẹ hãy lo liệu cho mẹ và các em.
Con đi đây.
Nguyên Hạ đi vào nhà gom quần áo vào túi xách, hành trang của cô nhẹ
tênh. Bà Lượm lo lắng:
– Con đi mà có tiền không?
– Có, mẹ không cần lo cho con. Con đi đây!
Nguyên Hạ cắm đầu cắm cổ chạy đi. Cô sợ mẹ sẽ giữ mình lại, sợ nhìn thấy
những giọt nước mắt đau khổ của mẹ sẽ giữ chân cô ở lại. Cô đi vì không
thể ở lại, cuộc đời của cô sẽ tối tăm ở cái xóm làng chài này. Đã đến lúc cô
nên làm con óc sên chui ra khỏi vỏ tìm phương hướng cho cuộc đời mình.
Một chiếc xe khách chạy tới, Nguyên Hạ đưa tay đón. Xe dừng lại, cô leo
lên một cách dứt khoát. Không có gì giữ chân cô lại. Xe lăn bánh, cánh
đồng quê và mùi muối mặn của biển lùi lại sau lưng Hạ.
– Ái Như! Anh có quà cho em nè!
Lộc Tú đưa túi quà đặc sản quê hương của mình cho Ái Như:
– Anh không biết mua gì tặng em làm quà nên mua bánh tráng với muối ớt.
Gương mặt Ái Như hồng lên sung sướng. Chỉ cần Lộc Tú đi tìm cô là cô
thấy vui rồi. Anh còn mua quà cho cô, có nghĩa dù về quê nghỉ hè mấy
tháng anh vẫn nhớ cô. Cảm động quá, mắt Ái Như ngời sáng long lanh:
– Cảm ơn anh Tủ. Anh nhớ em mà mua quà cho em là quý rồi. Em thích ăn
những món này lắm. Tiếc là anh cho quà, em chẳng có gì tặng anh.
– Ồ, em không cần tặng anh, miễn em ... có nhớ anh là anh vui sướng rồi.
Không ngờ Lộc Tú nói những lời tình cảm đến thế, Ái Như vừa run vừa bối
rối, cô không dám nghĩ anh ... thích cô mặc cảm chân bại liệt khiến cô luôn