Bọn Pháp bao vây rất kỹ lưỡng, khiến hoạt động của nghĩa quân không
sao mà bành trướng được.
Dân chúng trước mọi sự đe dọa của Pháp và của bọn tay sai chúng, tuy
có cảm tình với nghĩa quân, song cũng không giúp đỡ cho nghĩa quân được
bao nhiêu.
Xưa nay ở đời bao giờ cũng vậy, trong công việc gì cũng thế, một là tiến,
hai là lùi. Đứng nguyên vị trí cũ, mà người khác tiến, tức là mình lùi.
Tình trạng đám nghĩa quân vùng Nhã Nam và Yên Thế cũng vậy. Tuy
rằng trong những cuộc đụng độ không có thiệt hại nhân mạng, trong những
cuộc tấn công các đồn lẻ hoặc tiêu diệt những toán quân tuần tiễu nhỏ,
nghĩa quân vẫn thắng lợi, nhưng như vậy không phải là tiến trước sự bành
trướng của quân Pháp và trước sự canh gác bao vây các đường huyết lộ của
nghĩa quân.
Nói như vậy tức là bảo rằng nghĩa quân đã lui vậy! Chính nghĩa quân đã
thực sự lui sau một buổi họp các anh em chỉ huy. Và những anh em chỉ huy
này không phải ai xa lạ, chính là Đẩu Phàn Khoái và Cẩm Hứa Chử và nữ
đoàn viên mà bọn Pháp ghê sợ gọi là nữ tặc chính là cô Dậu, vợ của Đẩu
Phàn Khoái vậy.
Nguyên thấy quân Pháp kéo lên Bắc Giang ngày càng đông và dân
chúng ngày càng sợ sệt lũ Pháp cũng như lũ tay sai của chúng, không dám
ra mặt ủng hộ và tiếp tế cho nghĩa quân, Cẩm Hứa Chử và Đẩu Phàn Khoái
đã bàn nhau tới chữ thời cơ.
Hơn nữa vòng vây càng thắt chặt hơn, khiến sự hoạt động của nghĩa
quân rất khó khăn. Cẩm cũng như Đẩu đều nghĩ rằng cơ hội chưa tới phải
chờ dịp khác và phải bảo toàn lấy lực lượng.
Cẩm và Đẩu đã cùng đồng ý họp chúng anh em lại.
Cẩm Hứa Chử nói:
- Các anh chị em, hôm nay chúng ta phải nói với nhau điều này thực là
vạn bất đắc dĩ. Chúng ta là một bọn người biết thương nước thương nòi,
biết nghĩ đến thù chung, can đảm có thừa, dũng mãnh cơ mưu cũng không
kém. Chúng ta muốn làm những việc nghiêng trời lệch đất, đuổi lũ giặc da
trắng đang thống trị nước ta, nhưng sức chúng ta có hạn, vận nước khốn