MÙA TRÔI TRÊN QUANG GÁNH - Trang 27

trong tay. Bác vẫn bảo chúng tôi, trồng lúa nhọc nhằn hơn trồng chữ, phải
cố mà học hành để thoát khỏi kiếp chân lấm tay bùn. Nhưng rồi, hễ chúng
tôi đi khỏi cánh đồng làng lâu lâu bác lại sợ chúng tôi quên gốc gác quê
mùa, sợ chúng tôi bay mất mùi rơm rạ đã thấm sâu vào da thịt bao lâu. Mùa
đỗ thì bác gửi đỗ, mùa hành gửi hành, cả củ khoai lang, quả cà chua bác
cũng nhắm nhe để phần cho chúng tôi. Và mỗi mùa gặt, bác gọi tôi về cũng
là vì lẽ ấy.

Mùa gặt tuổi thơ tôi là những kí ức đầy mồ hôi, là những phút giải lao vồ

cào cào châu chấu nướng ăn bằng rơm mới tại đồng mê mải, là những lúc
nhảy cẫng lên khi bắt được tổ trứng chim cuổng, chim ngói, cả những khi
đốt khói cay chảy nước mắt để hun những chú chuột đồng ăn thóc béo mẫm
mầm, là những đêm trăng đập lúa thập thùm và chơi trốn tìm cười nắc nẻ
trong đống rơm thơm mùi nắng mới. Bây giờ, với những đứa trẻ quê tôi,
mùa gặt cùng lắm chỉ là một khung cảnh lạ hơn thường ngày, để nhúc nhắc
cào thóc cho đỡ buồn chân tay, hay chạy nhảy tâng tâng trên những vạt rơm
vàng. Trẻ con ở quê giờ cũng chẳng khác ở phố là bao, chỉ cắm đầu vào
học và học, học quanh năm chưa đủ, học hết cả những tháng nghỉ hè. Nhiều
đứa không thể phân biệt nổi ngan với vịt, chẳng hề biết con đỉa, con sâu,
chân tay trắng trẻo, mặt mũi thông minh, so với chúng tôi ngày xưa thì
sung sướng, nhàn nhã, đầy đủ hơn nhiều. “Rồi chúng cũng lần lượt bỏ
ruộng mà đi thôi”, lại là bác tôi chép miệng. Mùa gặt về quê, vì thế lắm nỗi
vui mà cũng chẳng ít sự buồn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.