MƯA TỪ CÕI TẠM - Trang 64

hay lo mình chưa đủ chỉn chu, và biết đâu (Bé chợt xao lòng khi nghĩ tới) là
lo Bé buồn khi thấy anh rộn rã làm lễ rước dâu.

Trước đó hai đứa đã làm căng với gia đình hai bên. Tùng kiên quyết lắm,

bảo Bé yên tâm, đời này chỉ yêu mình Bé, chỉ cưới Bé. Cái quan hệ họ
hàng từ mấy đời trước, hai đứa mình liên quan chi, sao tự nhiên bảo Bé
phải gọi Tùng là cậu. Sao mệ Tùng lại truy ra rằng, mệ mà mất thì mệ Bé
cũng bịt khăn tang, rằng cái quan hệ ấy dù có phần mờ nhạt nhưng vẫn là
máu mủ. Năm hay sáu đời gì không cần biết.

Ở cái làng quê nhỏ bé yên bình ấy, nhà Bé ở đầu làng, nhà Tùng ở cuối.

Ngày xưa, mỗi sớm đi học, Bé hay ra đường xin quá giang và Tùng là
người chở Bé nhiều nhất. Hai đứa lặng lẽ lớn lên bên nhau rồi thương nhau
lúc nào chẳng hay. Người lớn lúc đầu vẫn ra sức ghép đôi rồi cười tủm tỉm
khi mường tượng đám rước dâu thiệt đẹp, đi bộ rồng rắn từ đầu đến cuối
làng. Tới lúc hai đứa tính chuyện thì lật gia phả và té ngửa ra là họ hàng
huyết thống. (Mệ Bé nói năm đời, còn mệ Tùng khẳng định là sáu).

Tối ấy, ngồi trong nhà nghe tiếng nhạc từ tiệc đãi bạn của đám cưới

Tùng, Bé không hề khóc. Như cái quyết định sẽ đi, Bé chẳng mấy chần
chừ. Chỉ là nhất quyết đi vào hôm ấy để khi dắt tay cô dâu về, Tùng liếc
qua nhà đảo mắt tìm Bé hay dáo dác khi ngang cổng làng (nơi hai đứa hay
hò hẹn) sẽ không thấy Bé đâu trong đám người đứng xem rước dâu. Lòng
anh sẽ chật chội bởi ý nghĩ dễ gì em ấy đối mặt được và nặng trĩu trong
đêm tân hôn khi hình dung Bé đang úp mặt vào bờ tường mà nức nở.

Bé nhớ hình xăm của một chú trên xe đò trong chuyến đi vào thành phố,

một vết xăm mờ nhạt với hai chữ “về đâu” và ba dấu chấm lửng lơ. Lúc ấy
Bé mới khóc. Chú nhìn vào cánh tay mình rồi bảo, chú qua cái lúc bão
bùng ấy rồi. Ngày xưa lang bạt khổ cực, người yêu bỏ đi lấy chồng nên
mấy thằng đè nhau ra xăm. Giờ nửa muốn xóa nửa muốn để vậy cho nhớ
một thời từng hoang hoải. Chú ấy vỗ vai Bé và bảo, rồi sẽ qua. Khi ấy mới
mười chín tuổi nên Bé cũng nghĩ chắc là vậy, hẳn rồi sẽ qua.

Bé xin ở lại chùa để chăm lo cho mấy đứa nhỏ. Sư cô có lẽ đã quen với

những hoàn cảnh như thế, người ta tìm nơi cửa thiền để lẩn tránh đời trôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.