tháng liền. Người già sợ nhất là nằm một chỗ bắt con cháu đi đổ bô. Chẳng
thà ngã cái oạch rồi nhắm mắt xuôi tay luôn cho khỏe. Ông Lãm chấm
nước mắt, nằm mấy ngày là biết nó có thương mình không. Nó chẳng cho
ông uống nước hay ăn canh vì đi đổ bô nhiều bắt mệt. Nên bữa mới ngồi
dậy được, ông nói vu vơ với vợ chồng đứa con trai, “Bây nuôi tau lời hơn
nuôi heo mà”. Là cán bộ nên lương hưu hàng tháng của ông nghe đâu hơn
tám triệu bạc. Nuôi ông một tháng cùng lắm chưa tới hai triệu, quá lời còn
gì. Mấy đám nhỏ nhà ông cứ bảo nhau, ông mà chết thì thật uổng. Bà ngẫm
trong bụng may mắn hơn ông, con cái bà chưa đến nỗi bất hiếu vậy, bằng
chứng là từ khi con bé cháu ngoại đi lấy chồng, thằng con trai không cho bà
ở một mình. Nó bắt bà vào thành phố ở với vợ chồng nó cho bằng được.
- Mẹ còn khỏe, mẹ ở một mình được, các con cứ yên tâm mà làm việc.
- Rồi mẹ ngã dúi mặt đâu ngoài vườn thì ai biết hả mẹ? Sao bọn con yên
tâm được?
- Mẹ không ngã được đâu, có bà con chòm xóm đây với lại tau đi nhà
lạnh lắm, tội ba bây.
Với cái lý do sau cùng, thằng con chấp nhận. Nó để bà sống tự do được
đúng mười ngày thì lại đánh xe ra, lần này bà buộc phải khăn gói mà đi với
nó.
- Con sắp được đề bạt, không thể để hình ảnh có vấn đề được. Còn mỗi
mẹ già mà để bà sống lầm lũi ở quê, mẹ coi được không? Mẹ phải vì con!
Buồn cười một nỗi là từ bữa ra phố an nhàn bà lại đau khớp, ở nhà đi
loanh quanh trong vườn thì chẳng sao. Chân bà đột nhiên đau nhức ê ẩm.
Con Nhi xoa bóp đâu được dăm ba phút sốt ruột hỏi đỡ chưa bà, bà nhắm
mắt xua tay rồi rồi để nó còn đi làm việc khác. Bởi vậy, cái việc leo lên tận
tầng ba với bà, ví như người ta đi leo núi. Họ tập luyện vất vả ra sao, bà
cũng tranh thủ lúc chúng nó vắng nhà mà tập từ từ như vậy.
Ở thành phố đúng ba tháng tám ngày mà cảm giác như hơn ba năm
không bằng. Mấy bữa đầu tiên, bà không thể chợp mắt ngủ vì tiếng xe cộ
ồn ào. Anh con trai cười, mẹ tưởng tượng thôi chứ nhà mình dùng cửa cách
âm gì đó, đại loại là hiện đại lắm, không âm thanh nào lọt vô được đâu. Nó