như vậy! Họ cũng là người như chúng ta, cũng yêu thương con cái và sẵn
sàng chết vì con như chúng ta kia mà!”
Bởi vậy, khi Helmut nhìn thấy cảnh Rolf hành hạ cháu bé, quyết định
đã đến với anh ta xuất phát từ tình cảm, chứ không phải từ lý trí. Anh ta
thấy Rolf và Barbara, kẻ đứng nhìn cảnh cháu bé hai tuần tuổi sắp bị giết
chết một cách thản nhiên, giống hệt ả Liuza, kẻ mà anh coi là tượng trưng
cho sự phản bội.
Nửa giờ sau, Helmut quay lại chỗ trại trẻ theo lời hứa của người phụ
nữ nọ. Anh ta đứng bên chiếc cửa sổ gỗ sơn trắng và mất dần cái cảm giác
căng thẳng đáng sợ, xa lạ, cảm giác căng thẳng đó đã trở thành bản tính thứ
hai của anh ta, khi anh ta nhìn thấy tấm thân đỏ hỏn của đứa bé Nga trong
tay Rolf. Anh ta cảm thấy có một cái gì đổ vỡ trong lòng, người anh ta cứ
mỗi lúc một run thêm vì rét và toàn bộ nửa người bên trái – vốn bị chấn
thương – lạnh hẳn đi và lúc đó anh không cảm thấy cái lạnh bên ngoài nữa.
– Chào chị, – Helmut chào người phụ nữ nhìn ra ngoài cửa sổ. – Cháu
Ursula Kolder... con gái tôi... Người ta đã cho phép...
– Tôi biết rồi. Nhưng bây giờ đến lúc cháu phải đi ngủ...
– Tôi phải ra mặt trận ngay. Tôi sẽ bế cháu đi chơi một lát, và cháu sẽ
ngủ trên tay tôi... Đến giờ thay tã, tôi sẽ trả cháu lại cho các chị...
– Thưa ông, tôi sợ bác sĩ không cho phép...
– Tôi phải ra trận ngay, – Helmut nhắc lại, – chị không thể cấm tôi
được nhìn thấy cháu.
– Vâng... Tôi hiểu... Tôi sẽ cố gắng. Xin ông đợi cho một phút.
Helmut phải đợi không phải một, mà là mười phút, và cả người anh ta
run lên bần bật, răng đánh cầm cập.
Cửa sổ mở, và người ta chìa ra cho anh ta một cái bọc trắng. Khuôn
mặt đứa con gái được che bằng một miếng vải trắng tinh.