soạng tấm ván lát, và bên cạnh mấy ngón tay đang chuyển động chậm rãi
kỳ quặc ấy là cái bao súng màu đen... Lúc đó chị chẳng còn bụng dạ nào
nghĩ đến cái bao súng màu đen ấy, chị chỉ nghĩ đến đứa con đang nằm khóc
trên bàn gần chiếc cửa sổ mở toang.
“Mình cần gì đến khẩu súng nhỉ? Nếu bước xuống dưới kia thì tất cả
sẽ chấm dứt rất nhanh thôi, – Kat nghĩ, – Bây giờ chẳng cần đến súng”.
Chị tì đầu trên chiếc nắp sắt đẩy mạnh, nhưng nó không động đậy. Kat
bám chân thật chắc và lại đẩy lần nữa.
“Chúng nó đã đứng ở bên trên, – chị nghĩ, – cho nên mới khó mở đến
thế!” Không sợ, cái nắp sắt này đã cũ và gỉ rồi, mình sẽ đội lên được, nếu
nó không chuyển, mình sẽ giải phóng tay trái, cho nó nghỉ một lát, dùng tay
phải bế cả hai đứa và lấy tay trái mở nắp. Tất nhiên mình sẽ mở được. Có lẽ
bây giờ mình nên chuyển cháu gái sang bên tay phải. Dĩ nhiên mình sẽ
không đánh rơi nó xuống dưới kia, làm sao mình có thể đánh rơi được. Đề
phòng bất trắc, mình sẽ dùng răng cắn chỗ buộc tã – đề phòng thế thôi. Tay
trái sẽ được nghỉ”.
Chị thận trọng chuyển cháu gái đang khóc sang nửa ngực bên phải và
định giơ tay trái lên, nhưng chị hiểu rằng, không thể làm như vậy được: tay
chị cứng đờ và không chịu nghe lời chị.
“Không sao, – Kat tự nhủ, – Điều đó chẳng có gì đáng sợ. Bây giờ tay
mình như đang bị trăm nghìn mũi kim châm vào, nhưng sau nó sẽ ấm dần
lên và chịu nghe lời mình. Tay phải sẽ giữ chắc hai đứa bé: cũng nhẹ thôi.
Chỉ mong cháu gái đừng giãy giụa mạnh. Nó nặng hơn con giai mình.
Nhiều tháng hơn và nặng hơn…”
Kat bắt đầu thận trọng nắm tay lại và xòe tay ra. Chị nhớ đến ông lão
láng giềng của gia đình chị ở nhà nghỉ ngoại ô. Người cao, gầy, cặp mắt
xanh sáng lên lạ lùng, ông già bước sang hàng hiên nhà chị và khinh bỉ
nhìn gia đình chị ăn bánh mì với bơ. “Thật là điên rồ, – ông già nói. – Ăn
giò và pho mát thì chẳng khác gì uống thuốc độc. Đó chỉ là những chất thải
độc hại của cơ thể! Còn bánh mì? Đó là chất mát-tít! Chỉ nên ăn thịt nấu