nước Anh thì hay quá, nhưng khó có hy vọng điều đó trở thành hiện thực.
2 tháng 3 năm 1943. Mình chưa thể nghỉ ngơi nếu toàn bộ bọn Do
Thái chưa bị tống cổ ra khỏi Berlin. Sau khi nói chuyện với Speer ở
Obersalzberg, mình đến nhà Goering. Hầm rượu của ông ta có tới 25 ngàn
chai champagne. Một đảng viên quốc xã như vậy đấy! Ông ta mặc một
chiếc áo thụng, màu sắc chiếc áo làm mình hoa cả mắt. Nhưng biết làm thế
nào, đành phải chấp nhận con người thực của ông ta thôi”.
Stierlitz cười khẩy; vì anh nhớ tới lần Himmler cũng đã nói như thế về
Goebbels. Đó là vào năm 1942. Hồi ấy, Goebbels sống ở nhà nghỉ mát,
trong một biệt thự nhỏ xinh, dùng làm “nơi làm việc” cho hắn, chứ không ở
tòa nhà lớn cùng với gia đình. Biệt thự ấy nằm bên cạnh một chiếc hồ và có
thể lọt vào bên trong mà không phải vượt rào; vì ở phía tiếp giáp với hồ có
một đám lau sậy khá dày, nước chỉ ngập mắt cá chân, còn trạm canh gác,
bảo vệ của đội SS thì đặt ở phía khác. Các nữ tài tử đến với Goebbels theo
lối này. Họ đi xe lửa tới ga gần nhất rồi tắt qua rừng vào đây. Goebbels cho
rằng việc dùng ô tô chở gái là sự xa xỉ quá mức mà một đảng viên quốc xã
chưa xứng đáng được hưởng. Hắn đích thân dẫn họ lách đám lau sậy vào
nhà, rồi gần sáng, khi đội SS ngủ gà ngủ gật, hắn lại đưa họ ra. Himmler dĩ
nhiên thừa biết việc đó. Và Himmler đã nói: “Biết làm thế nào, đành phải
chấp nhận con người thực của ông ta thôi”.
Stierlitz vò nhàu hai tờ giấy vẽ Goering và Goebbels, châm vào ngọn
nến để đốt và chờ đến lúc lửa bén rát ngón tay, anh mới ném chúng vào lò
sưởi. Anh lấy chiếc que cời bằng gang khá đẹp dũi dũi tàn giấy rồi lại quay
ra bàn ngồi và châm thuốc lá.
Sau đó, anh kéo hai tờ giấy còn lại về phía mình. Đó là Himmler và
Bormann.
“Mình loại trừ Goering và Goebbels. Người ta sẽ không trông chờ gì
vào họ. Cả hai tên ấy đều không. Goering rõ ràng có thể đàm phán đấy,
nhưng hắn đang bị ghét bỏ, hắn chẳng tin ai. Còn Goebbels? Không. Tên
này sẽ không đàm phán đâu. Hắn cuồng tín lắm, hắn sẽ chống chọi đến