| Chương 3 |
Stierlitz từ phòng làm việc đi xuống nhà để xe. Thành phố vẫn đang bị
ném bom như lúc nãy, nhưng bây giờ bom đang rơi ở một nơi nào đấy
trong khu Zossen, ít ra thì anh có cảm giác như thế. Stierlitz mở cổng, ngồi
vào bên tay lái rồi bật công-tắc điện. Động cơ cực tốt lắp vào chiếc xe
“Ferret” của anh nổ rất đều và giòn. Stierlitz đánh xe ra ngoài, đóng cổng
lại rồi phóng vút đi. Anh chỉ cho phép mình phóng vút đi như thế, những
khi chỉ có một mình trong đêm tối, giữa lúc máy bay đang ném bom. Người
Đức lái xe hết sức cẩn thận, chỉ có người nước ngoài: người Slav hay người
Mỹ mới cho xe phóng vút đi như thế trong lúc đang đỗ.
“Vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý”, – anh nghĩ bằng tiếng Nga, sau khi
mở radio. Đài phát thanh đang truyền đi một bản nhạc nhẹ. Giữa những
trận ném bom, người ta thường truyền đi những bài hát vui nhộn. Đã thành
lệ: cứ mỗi khi chiến sự diễn ra ác liệt ngoài mặt trận, hoặc thành phố bị
máy bay đánh phá dữ dội, đài phát thanh lại phát đi những chương trình vui
nhộn, tức cười. “Nào, vút lên, hỡi chiếc xe yêu quý! Hãy phóng nhanh lên
để khỏi trúng bom. Bom thường hay rơi vào các mục tiêu bất động, do đó
xác suất bom rơi trúng mục tiêu di động rất thấp. Nếu ta phóng với tốc độ
năm chục cây số một giờ, xác suất sẽ giảm xuống đúng năm mươi lần...”.
Anh rất thích đi ô tô. Mỗi khi nhận nhiệm vụ mà chưa biết cách thực
hiện như thế nào, anh lại lái chiếc xe “Ferret” của mình chạy hàng mấy giờ
liền trên các đường phố vòng quanh Berlin. Lúc đầu, anh chỉ nhìn phía
trước và dận hết ga, tốc độ cao buộc anh phải tập trung chú ý, phải cảm
thấy mình gắn làm một với chiếc xe, do đó đầu óc sẽ được giải phóng khỏi
mọi ý nghĩ lớn nhỏ, khỏi những ý nghĩ loại trừ hay ngược lại, bổ sung lẫn