là vĩnh hằng, điều ấy có làm bớt đi khổ đau của bạn và làm cho bạn an
nhàn mà sống?
Đức Phật của Kinh điển Pali tránh những mép đường nhỏ siêu hình
và thiết lập một con đường thẳng những giáo huấn đưa đến kiện toàn
mục đích tối hậu. Ngài nói: “Và tại sao, Malunkyaputta, Ta đã không
giảng giải điều đó? Bởi, Malunkyaputta, điều đó không đưa lại ích lợi
gì, nó không can hệ gì với những nền tảng của đạo giáo, nó không làm
cho thù ghét, bỏ say mê, thôi hoạt động, im ắng tĩnh lặng, khả năng
siêu thần, minh trí tối cao, và Niết bàn; bởi đó Ta đã không giảng giải
chúng” (PC 122).
Sự bất lợi của việc khảo sát siêu hình được minh họa bởi câu
chuyện mũi tên thấm độc; dĩ nhiên con người bị thương kia sẽ chết mà
không bao giờ biết được những giải đáp cho những câu hỏi của mình.
Khác biệt nào mà những giải đáp có thể đưa tới? “Đức Tathagata”
[Đức Như Lai: Kẻ Đến Như Thế, bậc Toàn Giác: một danh hiệu của
Đức Phật] − Đức Phật giảng giải cho một người thẩm vấn khác – “là
Kẻ thoát khỏi mọi lý thuyết” (PC 125). Thay vì xây cất thêm những lý
thuyết quyến rũ, Đức Phật đã dẹp sạch con đường suy luận gây sao
nhãng để nhổ đi cái mũi tên đích thực gây mọi khổ đau và chữa lành
mọi tật bệnh. Do đó, các giáo huấn sơ khởi của Phật giáo thường được
nói đến như là chiếc bè phải bỏ lại một khi đã vượt qua bờ bên kia đại
dương đau khổ, hoặc như thuốc bệnh phải bỏ đi một khi người bệnh
đã được phục hồi lành bệnh.
Đức Phật của Kinh điển Pali ứng xử như một lương y khôn ngoan
trong việc phân phát thuốc Dharma (Pháp, với nhiều nghĩa quan
trọng trong Phật giáo) – giáo huấn thực tiễn nhằm nhổ đi mũi tên khổ
đau của con người. Điều này liên hệ đến Bản tính của đau khổ, Nguồn
gốc của đau khổ, Chấm dứt đau khổ, và Đường đưa đến chấm dứt đau
khổ. Đó là điều mà truyền thống Phật giáo gọi là Tứ Diệu Đế (Khổ đế,
Tập đế, Diệt đế, Đạo đế). Trước khi bàn đến các tiêu đề này, ta hãy