MƯỜI HAI HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI - Trang 11

Lời tựa

Cho lần xuất bản thứ tư

Quả là một thời gian dài từ mùa hè năm 1967, khi tôi lần đầu tiên có

một vài ý tưởng gây cảm hứng cho tập sách này. Nước Mỹ bị xé nát vì
Chiến tranh Việt Nam và những náo loạn chủng tộc trong các đô thị,
và tôi, một sinh viên tốt nghiệp đại học khoa Triết ở Oxford, nhiều
nguyện vọng nhưng hãy còn chưa kiên định, sử dụng mùa nghỉ hè năm
ấy cho một vòng du lịch xuyên lục địa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Giữa
những sinh nghiệm về các thị thành miền Đông và những cảnh vật đầy
kinh ngạc miền Tây, những cuộc gặp ngắn với cao bồi và người da đỏ
bản xứ, với người phản chiến và dân híppi, tôi nhớ đã vội ghi lại một ít
cấu trúc so sánh giữa Kitô giáo, chủ nghĩa Marxist, phân tâm học và
chủ nghĩa hiện sinh.

Vào đầu những năm 1970, như một giảng viên còn non trẻ ở Đại

học St. Andrew, tôi giáp mặt với một số rất đông sinh viên năm thứ
nhất, bắt buộc bởi hệ thống giáo dục truyền thống Scottish, ghi danh
theo học một khóa Triết. Tôi tự hỏi làm thế nào đáp ứng cho một cử
tọa những người ghi danh như thế, mà phần lớn họ sẽ không tiếp tục
ngành Triết học. Câu trả lời của tôi là mở rộng một khóa Triết học
tinh thần
(Philosophy of Mind) quy ước thành một cuộc khảo xét
mang tính phê phán những Học thuyết đối nghịch về Bản tính con
người
. Lần xuất bản thứ nhất [1974] tập sách này phát xuất từ kinh
nghiệm sư phạm nói trên. Ba mươi năm đã qua từ lần xuất bản đó, và
tập sách xem như vẫn còn hữu dụng cho nhiều khóa học trong nhiều
nước khác nhau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.