1. Vô minh: Cảm nghiệm khởi sinh cơ bản về hiện hữu là sự đau
khổ; và trầm luân trong đau khổ là bởi thiếu hiểu biết, bởi vô tri, vô
minh. Vô minh khởi sinh ra vọng động, vọng động đưa đến hành xử,
hành động, cả thể lý lẫn tinh thần; đó là Hành, mắt xích thứ hai.
2. Hành: Do Hành mà có tâm thức, Thức là mắt xích thứ ba.
3. Thức: Do Thức mà có Danh (vô tướng) có Sắc (hình tượng): mắt
xích thứ năm.
4. Danh Sắc: Hợp nhau lại để thành lập mọi thứ khác, trong con
người là sáu căn, tức Lục Nhập (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý); đó là mắt
xích thứ năm.
5. Lục Nhập: Sáu căn này tiếp xúc với nội và ngoại trần, khởi sinh
ra Xúc: mắt xích thứ sáu.
6. Xúc: Tiếp xúc đưa đến Cảm Thọ những vui, buồn, thương, giận,
ganh ghét...; Cảm Thọ là mắt xích thứ bảy.
7. Thọ: Cảm Thọ đưa đến ham muốn, ưa thích, ràng buộc, yêu
thương, tình ái; Ái là mắt xích thứ tám.
8. Ái: Luyến ái đưa tới khuynh hướng nắm bắt, gìn giữ; đó là Thủ,
mắt xích thứ chín.
9. Thủ: Nắm bắt, gìn giữ đưa tới chiếm hữu; Hữu là mắt xích thứ
mười.
10. Hữu: Do Hữu mà có Sanh, mắt xích thứ mười một.
11. Sanh: Từ Sanh mà đi đến Lão, Bệnh, Tử; đó là mắt xích thứ
mười hai.
12. Lão Tử: Mắt xích Lão và Tử này lại đưa tới nhiều Vô Minh
hơn nữa và như thế tiếp tục trầm luân trong “Chuỗi dây nhân quả
mười hai mắt xích”, nếu không thoát khỏi Vô Minh nhờ được Giác
Ngộ.
“Chuỗi dây nhân quả mười hai mắt xích” giải thích sự sinh khởi của
tất cả sự vật, hiện sinh, tâm thế. Nó vận hành giống như một huyền
thoại tạo thành trong các truyền thống tôn giáo khác. Và bởi “Chuỗi