cách cá nhân có thể được hình thành như hiệu quả các vấn đề của thế
hệ đi trước (tập trung trên tương quan giữa thân phụ và con cái).
(2) Trong “Hình thức xã hội có của có tiếng cai trị”
(“Timarchy”; nguyên tự Hy Lạp: timê là đánh giá, có của có tiếng,
archein là cai trị) thí dụ như xã hội cựu Sparta, danh dự và tiếng tăm −
như trong chiến tranh và săn bắn − được đánh giá cao trên tất cả. Lý
trí và suy tư triết học không được quan tâm; Spirit đóng vai trò chủ
yếu trong xã hội và trong các thành viên của tầng lớp cai trị (545-549).
Có thể khá tương đương với xã hội phong kiến thời châu Âu tiền hiện
đại.
(3) Trong “Hình thức xã hội thiểu số cai trị” (“Oligarchy”;
nguyên tự Hy Lạp: oligos là thiểu số, archein là cai trị) những phân
chia giai cấp xã hội trước đây bị loại bỏ, làm ra tiền là hoạt động chủ
yếu, quyền năng chính trị nằm trong tay người giàu. Platon diễn tả sự
kinh tởm của mình trước loại nhân vật phát sinh từ cơ chế đó, nhân
vật:
... đặt để cái thèm thuồng vui thú và cái tham lam tiền bạc lên trên
ngai ngự trị, đặt để nó lên ngự trị như vua chúa trong lòng mình... đặt
cái lý trí và cái tinh thần xuống dưới đất, ngồi hai bên cái tham lam và
thèm thuồng, tự hạ mình xuống làm thân nô lệ... Nó không để cho cái
thứ nhất là lý trí thẩm xét các sự việc, ngoại trừ việc suy tính làm thế
nào từ đồng tiền nhỏ trở thành khối tiền lớn. Nó cũng không cho phép
cái thứ hai là tinh thần biết kính tôn và ngưỡng mộ điều gì khác, ngoại
trừ giàu sang và người sang giàu, cũng không cho phép nuôi dưỡng
hoài bão nào khác hơn là tích trữ làm giàu và bất cứ kiểu cách gì làm
cho thêm giàu (553).
(Platon rõ ràng không phải là kẻ thịnh tình say mê thứ tranh đua “tự
do chống tất cả” của chủ nghĩa tư bản đương đại!).
(4) Trong “Hình thức xã hội dân chủ” (“Democracy”; nguyên tự
Hy Lạp: demos là dân chúng, kratein là cai trị), dân chủ có thể thiết
lập từ đa số người nghèo vươn lên chiếm lấy quyền lực. Trong Cộng